5/5 - (1 bình chọn)

Hiện tượng của các triệu chứng bệnh covid có thể khác nhau ở từng người. Ở Mỹ, một nghiên cứu vào tháng 8/2020 sử dụng mô hình toán học để dự đoán thứ tự xảy ra triệu chứng với 55.924 người mắc bệnh COVID-19 được khảo sát. Có khoảng 81% người mắc COVID-19 bị bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, hầu hết các trường hợp này có thể tự phục hồi ở tại nhà.

Điều quan trọng là mặc dù bị bệnh nhẹ và trung bình nhưng phải tiếp tục theo dõi các triệu chứng cho đến khi được phục hồi. Lưu ý rằng lúc đầu có thể có các triệu chứng nhẹ, nhưng sau đó có thể sẽ trở nên nặng hơn, dẫn đến bệnh nghiêm trọng.

Mất vị giác khi bị covid và những điều cần biết

Nghiên cứu trên tạp chí Nature Genetics xác định yếu tố di truyền ảnh hưởng đến triệu chứng mất khứu giác sau khi mắc Covid-19. 6 tháng sau khi nhiễm nCoV, khoảng 1,6 triệu người Mỹ vẫn không thể ngửi, nếm bình thường. Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này còn chưa rõ ràng, song các nhà khoa học cho rằng nó bắt nguồn từ tổn thương tế bào ở một phần của mũi (gọi là biểu mô khứu giác). Các tế bào này bảo vệ dây thần kinh khứu giác, giúp con người ngửi được mùi xung quanh.

Tiến sĩ Justin Turner, phó giáo sư khoa tai mũi họng tại Đại học Vanderbilt, nhận định: “Dữ liệu ban đầu cho thấy các tế bào hỗ trợ biểu mô khứu giác là những tế bào chính nhiễm virus. Có lẽ điều này khiến tế bào thần kinh bị hủy hoại. Nhưng chúng tôi không biết nguyên nhân và thời điểm điều đó xảy ra, và tại sao nó lại phổ biến hơn ở một số bệnh nhân nhất định”.

Triệu chứng mất khứu giác và vị giác thường xảy ra ở phụ nữ và trẻ em nhiều hơn ở những người lớn. Triệu chứng này có thể xảy ra mà không bị sổ mũi, nghẹt mũi. phụ nữ có nguy cơ gặp di chứng này cao hơn nam giới 11%. Người trưởng thành trong độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm 73% trong nhóm mất khứu giác.

Khi nào thì nên đi xét nghiệm phát hiện covid?

Các nhà khoa học khuyến cáo bất cứ những ai có bất kỳ một triệu chứng nào của COVID-19 đều phải nên đi xét nghiệm phát hiện bệnh, ngay cả khi có các triệu chứng nhẹ. Một số các trường hợp khác cũng phải được xét nghiệm phát hiện bệnh theo khuyến cáo gồm:

Người có quan hệ tiếp xúc gần với người đã chẩn đoán xác định mắc COVID-19. Điều này có nghĩa là người đã tiếp xúc gần với những người mang mầm bệnh trong khoảng cách 6 feet (tương ứng 2 mét) trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn với khoảng thời gian 24 giờ.

Người có rủi ro cao khi có các hoạt động, sinh hoạt có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hoặc mầm bệnh SARS-CoV-2 qua sự tiếp xúc. Những trường hợp người đi du lịch hoặc đi đến nơi tụ tập đông người… cần phải kiểm tra và thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh.

Người cần phải xét nghiệm theo yêu cầu của các sơ sở y tế hay cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, như những trường hợp trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật để phát hiện bệnh.

Một vấn đề cần lưu ý là sau thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh, người chờ nhận kết quả xét nghiệm cần phải cách ly tại nhà cho đến khi có kết quả được thông báo. Bởi người xét nghiệm bị nhiễm vi rút gây bệnh thì có khả năng lây lan cho người khác trong khi chờ kết quả. 

Xem thêm