5/5 - (1 bình chọn)

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiều người bệnh thắc mắc “gan nhiễm mỡ có lây không” bởi họ sợ có thể làm ảnh hưởng đến người thân của mình. Bài viết sau đây của ICondom sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách rõ ràng nhất.

Căn cứ vào đâu để xác định 1 người bị gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan, đây là bệnh lý do tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo gây ra. Một người được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ khi lượng chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5% tổng trọng lượng của lá gan. Trong đó, gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ là khi lượng chất béo tích tụ chiếm từ 5% đến 10% trọng lượng gan, từ 10% đến 25% là mức độ vừa, còn nếu vượt quá 30% thì là mức độ nặng.

Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ

Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan, trong đó có gan nhiễm mỡ. Lượng cồn từ rượu bia được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở chỉ khoảng 10%, trong khi 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa chất cồn của gan cũng có giới hạn. Khi lượng chất cồn nạp vào vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, các tế bào gan sẽ bị nhiễm độc và tổn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. 

Ngoài ra, nhóm nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu bao gồm:

  • Rối loạn mỡ máu: máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ đều là hệ quả của sự rối loạn chuyển hóa chất béo, do đó 2 bệnh lý này có sự liên quan mật thiết với nhau. Nói một cách dễ hiểu thì gan chính là nơi chuyển hóa lipid trong máu. Nếu nồng độ lipid máu quá cao sẽ khiến gan bị quá tải và không thể loại bỏ hết lượng mỡ dư thừa, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Thừa cân, béo phì: người bị thừa cân, béo phì có lượng mỡ thừa quá cao, gây áp lực cho quá trình chuyển hóa chất béo ở gan, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Tiểu đường: người bị tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2) có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Lý do là bởi lượng nồng độ glucose trong máu quá cao sẽ ức chế quá trình chuyển hóa cholesterol xấu tại gan.
  • Giảm cân quá nhanh: những người muốn giảm cân nhanh thường ăn rất ít, điều này sẽ khiến lượng đường trong máu bị thiếu hụt. Cơ thể buộc phải phân giải mỡ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Quá trình này kéo dài sẽ làm tăng lượng acid béo trong máu khiến gan bị nhiễm mỡ.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: chế độ ăn uống thiếu hụt protein, vitamin, khoáng chất,… làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, khiến mỡ thừa tích tụ lại ở các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh lý mãn tính như rối loạn nhịp tim, đau nửa đầu, cao huyết áp… có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cholesterol xấu (LDL) khiến gan bị nhiễm mỡ.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gan nhiễm mỡ

Ở giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ không có biểu hiện rõ rệt và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ làm suy giảm chức năng gan theo thời gian. Quá trình chuyển hóa mỡ máu bị ảnh hưởng nên người mắc gan nhiễm mỡ dễ gặp phải tình trạng xơ vữa mạch, cao huyết áp, đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Ngoài ra, bệnh gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan và gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, ung thư gan,…

Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?

Để giải đáp được thắc mắc “gan nhiễm mỡ có lây không”, chúng ta cần phân tích về cơ chế gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan chính là cơ quan đóng vai trò chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Khi chất béo không được chuyển hóa kịp thời thì chúng sẽ tích tụ lại và chiếm chỗ của tế bào gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Tóm lại, bệnh gan nhiễm mỡ hình thành là do lượng chất béo dư thừa tích tụ tại gan chứ không phải do vi khuẩn, virus nên không có khả năng lây nhiễm.

Cách kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả

Tính đến thời điểm hiện tại, không có loại thuốc nào đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, nếu người bệnh muốn kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ thì phải tác động đến nguyên nhân gây bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp tăng cường chức năng gan.

Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn

Rượu bia và đồ uống có cồn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong gan. Do đó, khi người bệnh được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ thì nên hạn chế sử dụng các loại thức uống này để giảm nguy cơ gây tổn thương gan.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên bổ sung các loại rau củ và trái cây vào bữa ăn hàng ngày. Bởi chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa nên sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng gan. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nội tạng động vật, da động vật, các chế phẩm từ sữa động vật như bơ, phô mai,…

Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày

Việc duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn mà còn đốt cháy lượng mỡ thừa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý thông qua việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh cũng như chỉ số đường huyết, triglyceride máu,… từ đó có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Qua bài viết của ICondom, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ gan nhiễm mỡ có lây không cũng như một số biện pháp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả. Có thể thấy, nếu người bệnh biết cách bảo vệ lá gan trước các tác nhân gây hại và tăng cường chức năng gan thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình gan nhiễm mỡ.

Xem thêm