5/5 - (1 bình chọn)

Đau dạ dày lúc nửa đêm khiến người bệnh phải chịu các cơn đau liên tục, không hề thuyên giảm. Rất nhiều người bệnh gửi thắc mắc “nửa đêm đau dạ dày phải làm sao?” về cho Medici với mong muốn được hỗ trợ giải đáp nhằm sớm cải thiện được tình trạng này. ICondom mời bạn đọc tham khảo thông tin tổng quan ngay dưới đây về bệnh đau dạ dày ban đêm và các cách điều trị hiệu quả nhất nhé!

Khái niệm đau dạ dày

Đau dạ dày xuất hiện khi dạ dày chịu nhiều tổn thương trong thời gian dài và bắt đầu có dấu hiệu bị viêm loét. Các cơn đau dạ dày khởi phát liên tục với tính chất đau từ âm ỉ đến dữ dội, gây nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Trong đó, phải kể đến chứng đau dạ dày vào ban đêm gây nhiều bất tiện nhất. Không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, sức khỏe sa sút mà chúng còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày đang ở mức báo động. 

Biểu hiện thường gặp đau dạ dày

Biểu hiện các cơn đau dạ dày về đêm không chỉ dừng lại ở mức độ cơn đau mà còn có thêm một vài biểu hiện khác mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý, bao gồm:

  • Đau khu vực thượng vị: Khu vực này được tính từ bụng lên trên ngực và vòng ra sau lưng. Nếu người bệnh thường xuyên gặp các cơn đau nhói vùng thượng vị mà không tiến hành thăm khám thì sẽ rất khó điều trị được dứt điểm.
  • Chán ăn: Người bệnh bị đau dạ dày về đêm thường có biểu hiện kén ăn vì họ không cảm thấy ngon miệng như khi ở thể trạng bình thường. Nguyên nhân chính là do lượng thức ăn đưa vào cơ thể bị tiêu hóa kém vì dạ dày không còn hoạt động hiệu quả. Từ đó xuất hiện thêm các biểu hiện chướng bụng, đầy bụng và chán ăn ở các thời điểm khác trong ngày.
  • Ợ chua, ợ nóng: Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hiệu quả mà sẽ rơi vào trạng thái lên men, dẫn đến biểu hiện ợ chua hoặc ợ nóng. 
  • Buồn nôn: Người bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn nôn (kể cả khi chưa ăn gì) vì thức ăn không được tiêu hóa hiệu quả kèm theo biểu hiện đau thượng vị, chướng bụng,… Nguy kịch hơn có thể xảy ra tình trạng hạ huyết áp, mất nước liên tục hoặc trụy tim mạch không thể xem nhẹ. 

Nguyên nhân phổ biến

Chứng đau dạ dày về đêm thường bắt nguồn từ 3 nguyên nhân phổ biến như sau mà người bệnh không nên xem nhẹ, bao gồm:

Do chế độ ăn uống

Người bệnh có chế độ ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, đồng thời thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ,… khiến dạ dày bị kích ứng do làm việc quá sức và niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Và một khi hệ tiêu hóa, cụ thể là dạ dày gặp vấn đề thì cơ thể tự động tiết ra nhiều axit hơn khiến niêm mạc dần bị bào mòn, xuất hiện các cơn đau dạ dày thường xuyên và chủ yếu xuất hiện vào ban đêm.

Hơn nữa, phần lớn chúng ta thường ăn no vào buổi tối nhưng không có thói quen vận động để tiêu hao bớt năng lượng trước khi đi ngủ. Điều này khiến dạ dày hoạt động quá sức, thức ăn còn tồn đọng chưa kịp tiêu hóa sẽ gây ra biểu hiện chướng bụng và đau dạ dày.

Bên cạnh đó, nếu bữa tối của bạn có chứa các loại thực phẩm kiêng kỵ khi ăn cùng nhau hoặc thực phẩm bị nhiễm độc sẽ khiến dạ dày bị kích ứng ngay trong đêm. Khi này, bạn sẽ có các biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy và các cơn đau dạ dày về đêm.

Do chế độ sinh hoạt

Yếu tố tâm lý và chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh là tác nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày về đêm. Nếu người bệnh thường xuyên chịu nhiều áp lực, căng thẳng kéo dài, thức quá khuya,… thì bệnh đau dạ dày sẽ ngày càng tiến triển nghiêm trọng hơn. Hệ tiêu hóa cũng vì vậy mà hoạt động kém hiệu quả, tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa thức ăn dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do một số bệnh lý 

Một số bệnh lý có liên quan đến biểu hiện đau dạ dày về đêm, có thể kể đến như:

  • Viêm loét dạ dày: Bệnh này khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn HP vào hệ tiêu hóa hoặc do người bệnh tiêu thụ nhiều rượu bia, sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác trong thời gian dài,… khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và gây ra chứng đau dạ dày lúc nửa đêm.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa với biểu hiện đặc trưng là đau dạ dày hoặc co rút bụng. 
  • Bệnh sỏi mật: Ống mật trong cơ thể xuất hiện sỏi làm chặn đường ống, gây ra các cơn đau dạ dày dữ dội lúc nửa đêm.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit tiết ra quá nhiều trong dạ dày sẽ dễ bị trào ngược lên khu vực thực quản.

Cách giảm đau dạ dày về đêm hiệu quả

Để cải thiện sớm tình trạng nửa đêm đau dạ dày, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân. Bởi đây là yếu tố quan trọng nhất có khả năng quyết định hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể các cách giảm đau dạ dày ban đêm như sau:

Điều chỉnh lối sống cải thiện chứng đau dạ dày về đêm

Thay đổi lối sống sinh hoạt ngay từ bây giờ vẫn chưa muộn. Người bệnh cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong rau xanh, hoa quả,… Chúng giúp hạn chế các cơn đau dạ dày vào ban đêm. Và tuyệt đối kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và thực phẩm đóng hộp trong thời gian chữa trị  để duy trì hiệu quả.

Giảm đau dạ dày ngay tức thì

Bên cạnh đó, trong trường hợp người bệnh đau dạ dày và khó có thể ngủ về đêm thì có thể áp dụng các cách sau để giảm đau ngay tức thì, bao gồm:

  • Chườm nóng bụng vì hơi ấm sẽ giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
  • Pha nước mật ong để làm dịu niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
  • Uống nước gừng ấm giúp giảm đau vùng thượng vị.
  • Uống trà thảo mộc (trà từ hoa cúc, lá bạc hà,…) làm cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và ngăn chặn cơn đau dạ dày về đêm.

Trường hợp cơn đau nghiêm trọng

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các cách trên nhưng cơn đau không hề thuyên giảm hoặc có dấu hiệu đau quặn, kèm theo biểu hiện sốt, buồn nôn, có máu trong phân,… người bệnh nên lập tức liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và nhập viện điều trị theo phác đồ riêng. Bên cạnh đó, không tự ý sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ để tránh rủi ro không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nửa đêm đau dạ dày không chỉ là biểu hiện của các bệnh lý thông thường mà còn là dấu hiệu cảnh báo thể trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh đang rất nguy hiểm. Do đó, với câu trả lời giải đáp cho thắc mắc “nửa đêm đau dạ dày phải làm sao?”, ICondom hy vọng rằng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh đau dạ dày và nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân chính xác để từ đó có phác đồ điều trị của riêng mình nhé!

Xem thêm