Rate this post

90% người viêm loét dạ dày bị nhiễm khuẩn HP mà không biết, vậy viêm dạ dày HP nên ăn gì  để diệt vi khuẩn hp là điều mà nhiều người thắc mắc muốn biết. Dưới đây là những thực phẩm phù hợp dành cho bệnh nhân mắc vi khuẩn Hp dạ dày nên dùng, mọi người có thể tham khảo để biết rõ hơn và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Viêm dạ dày Hp là gì?

Đây là chứng viêm được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể. Bệnh do virus nên có thể dễ dàng lây nhiễm, virus có thể theo nước bọt từ người qua người. Những thói quen như sử dụng chung đồ ăn, đồ cá nhân, hôn,… khiến bệnh dễ dàng phát tán hơn.

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)  tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày Hp nên ăn gì

Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống là yếu tố vô cùng quan trọng cho quá trình điều trị. Viêm dạ dày Hp nên ăn gì để đảm bảo quá trình điều trị?

Mật ong:

Là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tốt, mật ong nguyên chất có khả năng kháng khuẩn, tăng quá trình hồi phục và là kẻ thù của vi khuẩn Hp. Bạn nên dùng vào buổi sáng, ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với những món khác mà bạn thích. Điều này sẽ giúp giảm biểu hiện của bệnh như nóng rát dạ dày.

Chuối:

Bạn thắc mắc viêm dạ dày Hp nên ăn gì ? Đó chính là chuối bởi nó có chứa chất ức chế vi khuẩn Hp và kích thích niêm mạc tạo thêm chất nhầy bảo vệ. Bạn nên sử dụng như một món tráng miệng sau mỗi bữa.

Nước ép bắp cải, ca-rot:

Những rau củ quả này có nhiều vitamin và beta-carotene, giúp bảo vệ niêm mạc, tăng khả năng hồi phục những tổn thương. Nên dùng khoảng 300-500ml nước ép mỗi ngày.  

Sữa chua:

Có thể bạn cũng biết, trong sữa chua có những vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa như probiotics. Sữa chua không chỉ giúp làm đẹp da mà còn rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Những thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa nhanh như

Thức ăn lỏng, cháo, sup, sữa cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn nhờ có các lợi khuẩn trong sản phẩm này.

Tỏi

Có chứa chất chống oxy hóa flavonoid, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylory.

Những thực phẩm có tính hút axit

Phổ biến nhất mà người bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp nên bổ sung như: Bánh mì, bánh quy, một số loại bánh xốp,… Ngoài ra các món ăn từ gạo nếp, bột sắn cũng tốt cho dạ dày của bạn.

Những thực phẩm có tính trung hòa axit cũng rất tốt cho người bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp. Một số loại thức ăn quen thuộc hàng ngày người bệnh nên bổ sung như trứng hấp, trứng rán, sữa nóng.

Ngoài ra, uống đủ lượng nước từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cũng là giải pháp đơn giản nhất để giúp bạn trung hòa axit dạ dày.

Trà xanh

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các thành phần có trong trà xanh có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp và H felis in vitro. Nghiên cứu này không chứng mình rằng trà xanh có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp mà chỉ ở mức hỗ trợ ngăn sự phát triển của vi khuẩn Hp.

Chè dây

Chè dây có chứa hoạt chất  flavonoid, mà chúng luôn có mặt trong các bài thuốc đông y điều trị đau dạ dày. Chè dây ngoài có công dụng kháng viêm, tránh tái phát cơn đau đồng thời là vị thuốc tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp cho người bệnh.

Bạn có thể hãm chè dây với nước lọc uống hàng ngày để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra hiệu quả.

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung được nhắc đến ở trên, khi bị Hp dạ dày, người bệnh nên kiêng những thực phẩm như: Thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán, thực phẩm được đóng hộp, thức ăn chứa nhiều axit như cam, quýt, chanh, bưởi, tránh dùng rượu bia, thuốc lá để tránh bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

5 điều cần chú ý khi điều trị bệnh đau dạ dày Hp

  • Ăn các loại thức ăn có thể dễ tiêu, ăn đồ chín, giảm mỡ béo. Kiêng thức ăn chua, cay, đồ quá nguội hoặc quá nóng. Khi ăn phải nhai chậm và kỹ.
  • Kiêng kỵ tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, các phê… tránh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới dạ dày như axit folic, vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, không nên lao động quá sức, phiền muộn kéo dài, không thức khuya.
  • Khi sử dụng thuốc phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết đau.
  • Ăn đúng giờ, không nên lúc quá đói lúc thì quá no.