Rate this post

Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường. Vậy mắc bệnh thận nên làm gì trong việc ăn uống. Có nên ăn táo hay không cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ICondom.

Để điều trị cũng như kiểm soát tốt vấn đề suy giảm chức năng thận, bên cạnh những phương pháp theo tiêu chuẩn y tế, không ít chuyên gia khuyến khích người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.

Thành phần dinh dưỡng có trong táo?

Táo là loại trái cây có hương vị rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên ít người biết rằng đây là loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi.

Các hoá thực vật trong táo làm cho loại quả này nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Vỏ đỏ của táo chứa anthocyanin và thậm chí là một ít malvidin (một loại anthocyanidin), các sắc tố này chứa đặc tinh chống béo phì, và hợp chất làm tăng sức mạnh tiêu hoá.

Theo Healthline, trong 1 quả táo trung bình nặng tầm 186g có chứa 95 calo với thành phần chủ yếu bao gồm:

  • Carbs: 25 gram
  • Chất xơ: 4 gram
  • Vitamin C: 14% lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị (RDI)
  • Kali: 6% RDI
  • Vitamin K: 5% RDI
  • Man gan: 2%
  • Đồng: 4%

Mắc bệnh thận có nên ăn táo

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, táo là loại trái cây:

  • Giàu pectin: một loại chất xơ hòa tan hữu ích trong việc thuyên giảm cũng như duy trì mức cholesterol và đường huyết trong phạm vi cho phép.
  • Táo cũng hydrat hoá ở cấp độ tế bào sâu bên trong. Chúng cung cấp các khoáng chất vi lượng quý như mangan và molymden, cũng như chất điện giải và muối khoáng quan trọng giúp cơ thể bổ sung nước sau khi tập luyện hoặc căng thẳng dưới mọi hình thức.
  • Táo là chất rửa ruột cơ bản. Khi pectin từ một quả táo di chuyển qua ruột, nó sẽ thu thập và tống khứ khỏi cơ thể bạn các loại như vi khuẩn, virus, nấm men và nấm mốc. Nó cũng tập hợp, trục xuất chất đạm mắc kẹt lại và thối rữa cùng với cặn thừa lẩn lút trong túi ruột và nuôi dưỡng các vi khuẩn có hại như e.coli và c.dificile.