Rate this post

Tiêm chủng là biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất. Không chỉ trẻ nhỏ mới cần tiêm phòng vì hệ miễn dịch còn non yếu. Người lớn ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Do đó, việc tiêm phòng cho người lớn đặc biệt là những người cao tuổi, mắc các bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch là hết sức quan trọng. Vì không những bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật mà còn bảo vệ những người xung quanh khỏi nguy cơ bị lây nhiễm nếu có dịch bệnh.

Theo dõi lịch tiêm chủng đầy đủ dành cho trẻ vị thành niên và người trưởng thành dưới đây để chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình tốt hơn.

Cả người lớn và trẻ em đều cần tiêm vắc xin phòng bệnh

Cả người lớn và trẻ em đều cần tiêm vắc xin phòng bệnh

Bảng tóm tắt các vắc xin cần tiêm chủng ở người lớn:

STTTên vắc xinLịch tiêm/uốngĐối tượng
1Vắc xin ngừa cúm theo mùaTiêm 1 mũi, nhắc lại hằng nămTrẻ em trên 6 tháng tuổi và tất cả người lớn, đặc biệt người già mắc các bệnh mãn tính (hen suyễn, tiểu đường, tim mạch…)
2Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn vánTiêm 1 mũi duy nhấtTrẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 48 tháng tuổi và người lớn dưới 65 tuổi, hoặc trên 65 tuổi và thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe
3Vắc xin phế cầu khuẩn 23Tiêm 1 mũi, tiêm nhắc lại sau 3 nămTrẻ em trên 2 tuổi và người lớn, đặc biệt người lớn trên  65 tuổi, người thường xuyên nhập viện hoặc bị rò dịch não tủy…
4Vắc xin viêm não mô cầu A-CTiêm 1 mũi, tiêm nhắc lại sau 3 nămTrẻ em trên 18 tháng tuổi và tất cả người lớn
5Vắc xin viêm não mô cầu B-CTiêm 2 mũi cách nhau 8 tuầnTrẻ em từ 6 tháng tuổi đến người lớn dưới 45 tuổi hoặc các đối tượng đang sống trong vùng dịch và đi đến vùng có dịch
6Vắc xin sởi – quai bị – rubellaTiêm 1 mũi duy nhấtTrẻ em trên 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và tất cả người lớn chưa mắc bệnh hoặc chưa đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm, người chuẩn bị đến vùng có dịch, nhân viên y tế, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm vắc xin tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai 
7Vắc xin thủy đậuTiêm 2 mũi cách nhau 8 tuầnTrẻ em trên 12 tháng tuổi, thanh thiếu niên 13 tuổi trở lên và tất cả người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu, đặc biệt là nhân viên y tế, giáo viên, người chăm sóc trẻ
8Vắc xin viêm gan ATiêm 2 mũi cách nhau 6 – 12 thángTrẻ em trên 24 tháng tuổi và tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt những người có nguy cơ phơi nhiễm vi rút viêm gan A
9Vắc xin viêm gan BTiêm 3 mũi theo liều 0 – 1 – 6 thángTrẻ từ sơ sinh đến dưới  10 tuổi và người lớn trên 20 tuổi hoặc những người có nguy cơ phơi nhiễm vi rút viêm gan B như: nhân viên y tế, người tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới, ghép tạng, gia đình có người nhiễm vi rút viêm gan B, suy giảm miễn dịch…
10Vắc xin HPVTiêm 3 mũi theo liều 0 – 1 – 6 hoặc 0 – 2 – 6 thángNgười lớn từ 9 – 26 tuổi
11Vắc xin uốn vánTiêm 5 mũi cơ bản, tiêm mũi nhắc lại sau 5-10 nămPhụ nữ có thai tiêm theo quy định của bác sĩPhụ nữ có thai hoặc người lớn bị chấn thương
12Vắc xin dạiTiêm dự phòng trước và sau khi bị súc vật cắnNgười bị súc vật cắn
13Vắc xin thương hànTiêm 1 mũi, tiêm nhắc lại sau 3 nămNgười đi du lịch hoặc đi vào vùng có dịch
14Vắc xin sốt vàng daTiêm 1 mũi trước khi đi du lịchNgười đi du lịch Châu Phi hoặc Nam Mỹ
15Vắc xin tảUống 2 liều cách nhau 14 ngày khi có dịchTrẻ em và người lớn mọi lứa tuổi
16Vắc xin Herpes zoster, ngừa bệnh Zona
Tiêm 1 mũi duy nhấtNgười lớn từ 50-80 tuổi. Nếu đã từng mắc bệnh giời leo trước đây cũng có thể chích vắc xin để giúp ngừa nhiễm bệnh sau này.
17Vắc xin Hib, ngừa bệnh viêm phổi và viêm màng não mủTiêm 1 mũi duy nhấtNgười suy giảm miễn dịch, bệnh hồng cầu hình liềm,nhiễm HIV hoặc cắt lách

Những vắc xin quan trọng nên được tiêm ngừa

Vắc-xin ngừa cúm

Cúm là bệnh do vi rút, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người lớn tuổi, dẫn đến nhập viện hoặc tử vong. Trong mùa cúm thông thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau – khoảng 90% số ca tử vong xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Vắc xin ngừa cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm cho tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn khỏe mạnh. Thời điểm tiêm tốt nhất trước khi vào mùa cúm khoảng 1 tháng.

Tiêm vắc xin ngừa cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh

Tiêm vắc xin ngừa cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh

Vắc xin ngừa bệnh uốn ván – bạch hầu – ho gà

Bệnh uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương của da và niêm mạc, có thể gây co cứng cơ khiến người bệnh gặp khó khăn khi thở hoặc nuốt. Khoảng 10% người mắc bệnh uốn ván bị tử vong dù đã được can thiệp y tế.

Bệnh bạch hầu gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tạo một lớp màng dày ở vòm họng làm tắc nghẽn đường thở, gây thở khó khăn, có thể dẫn đến viêm cơ tim và suy tim. Trường hợp nặng có thể liệt, hôn mê và tử vong.

Bệnh ho gà gây ra những cơn ho và nghẹt thở kéo dài hàng tuần. Trẻ nhỏ thường bị lây nhiễm ho gà từ người lớn, có thể chịu hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong.

Do đó, người từ 19 tuổi trở lên chưa được tiêm ngừa và phụ nữ mang thai là các đối tượng nên được tiêm phòng.

Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella

Sởi là một bệnh dễ lây lan, có thể làm tổn thương não, sẩy thai hay đẻ non ở phụ nữ mang thai, tai biến hoặc tử vong.

Quai bị có thể gây viêm màng não, mất thính giác, vô sinh ở nam giới. Các biến chứng nghiêm trọng này xuất hiện phổ biến ở người lớn hơn trẻ nhỏ.

Bệnh Rubella gây nhiễm trùng não và xuất huyết; có thể gây sẩy thai hoặc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như mất thính lực, thị lực, chậm phát triển tinh thần và khiếm khuyết tim cho bào thai.

Những người không nên chủng ngừa vắc xin này gồm: phụ nữ mang thai hoặc những người dự định mang thai trong 28 ngày tiếp theo; người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân ung thư hay người nhiễm HIV…

Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn

Bệnh do phế cầu khuẩn có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng máu và viêm phổi. Bệnh nhân có thể mất thính giác, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Có hai loại vắc xin được khuyến cáo: Rrevnar 13 và Pneumovax 23. Bệnh nhân trên 65 tuổi nên được chủng ngừa bằng cả 2 loại này.

Vắc xin Herpes zoster (Zona)

Zona là bệnh do vi rút varicella-zoster – cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu, thường xuất hiện ở người sau 50 tuổi. Người già sau 85 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này tới 50%.

Triệu chứng dễ nhận thấy là phát ban với các nốt mọng nước ở một bên mặt hoặc cơ thể và thường biến mất sau 10 ngày, nếu kèm đau nhức thì có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm. Zona gây ảnh hưởng đến thính giác và có thể gây mù lòa. 

Người trên 60 tuổi nên được tiêm phòng zona. Người dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vắc xin; người đang xạ trị và hóa trị; người bị suy giảm miễn dịch do mắc HIV/AIDS hay ung thư; phụ nữ mang thai và bệnh nhân ghép tạng không được tiêm vắc xin này.

Người lớn tuổi cần tiêm vắc xin ngừa bệnh zona

Người lớn tuổi cần tiêm vắc xin ngừa bệnh zona

Vắc xin ngừa thủy đậu

Người lớn bị thuỷ đậu có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng có thể gây tử vong. Mắc thủy đậu khiến bạn có nguy cơ cao bị zona, việc tiêm vắc xin ngừa thủy đậu có thể phòng bệnh zona và giảm nguy cơ nhiễm trùng ở cộng đồng. Hai liều vắc xin thủy đậu nên tiêm trong vòng 4 – 8 tuần cho những người từ 13 tuổi trở lên.

 Vắc xin ngừa HPV

Nên tiêm vắc xin HPV trước khi quan hệ tình dục, tuy nhiên, phụ nữ đã quan hệ vẫn nên tiêm dựa trên khuyến cáo ở nhóm tuổi đó. Có thể tiêm HPV4 hoặc HPV2 ở phụ nữ có mụn cóc ở bộ phận sinh dục, xét nghiệm Pap bất thường, xét nghiệm gen HPV dương tính.

HPV4 có thể tiêm ở nam từ 9-26 tuổi để giảm khả năng mụn cóc sinh dục. 

Vắc xin ngừa viêm gan A, B

Bạn có thể bị mắc bệnh viêm gan do virus từ những yếu tố nguy cơ như: quan hệ tình dục không được bảo vệ, tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh, sử dụng vật dụng cá nhân của người bệnh, không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc bạn là nhân viên y tế làm việc trong môi trường có nhiều người nhiễm bệnh. Viêm gan có thể dẫn đến những tổn thương gan nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Do đó, bạn nên tiêm đầy đủ vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan.

Để phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc dễ lây lan thành dịch, việc tiêm phòng là vô cùng quan trọng kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Cập nhật lịch tiêm chủng dành cho người lớn và tiêm đầy đủ các vắc xin ngừa bệnh trên đây sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình bạn và cả cộng đồng.