Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều người bị ốm, cảm cúm, tăng tiết đờm dãi… khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt khi đờm nhiều ở cổ sẽ kích thích bệnh nhân ho nhiều hơn. Tuy nhiên bạn đã biết những bài thuốc chữa bệnh đờm ở cổ hiệu quả ngay tại nhà chưa, cùng theo dõi ở bài viết dưới đây của ICondom
Có đờm ở cổ là như thế nào?
Đờm là chất tiết của đường hô hấp chứa chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu… được tiết ra từ phế nang, phế quản, các hốc mũi, xoang trán và họng… Khi bệnh nhân ho có đờm là trường hợp khi ho có kèm theo khạc đờm, có thể nhiều hoặc ít, lỏng, sánh hoặc đặc.
Biểu hiện bệnh lý qua tính chất đờm
- Màu trong, nước dịch
Đây là chất dịch khá tốt, không cảnh báo bệnh gì nguy hiểm. Đờm hoàn toàn bình thường, mọi người có thể không phải lo lắng. Nhưng ho có đờm lâu ngày không khỏi, thì người bệnh cần phải cảnh giác và đi khám ngay.
- Đờm có màu xanh lá hoặc vàng, đặc sệt, mùi hôi
Bệnh nhân bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát hiện và sản sinh ra các bạch cầu. Sắc tố đặc trưng của protein khiến cho đờm của bạn có màu xanh. Đi khám bác sĩ hô hấp ngay để được sử dụng thuốc, tránh ảnh hưởng đến các phế nang.
Cảm cúm hoặc tình trạng viêm phế quản và viêm phổi lâu ngày khi ho sẽ có đờm màu xanh hoặc vàng.
- Đờm ho có màu đỏ hoặc nâu
Nếu đờm của người bệnh có màu đỏ hoặc nâu., có thể có tình trạng xây xước hoặc xuất huyết trong phế nang. Khi thấy có hiện tượng này bạn cần đi khám ngay trong vòng 24 giờ ở bác sĩ hô hấp. Cảnh báo một số bệnh có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu tuy khá ít gặp là lao và ung thư phổi, rất nguy hiểm.
Nguyên nhân xuất hiện đờm ở cổ
- Nguyên nhân của hiện tượng xuất hiện đờm ở cổ là do sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng, làm cho cổ họng của bệnh nhân bị ngứa ngáy, khó chịu, khiến cảm trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm nhầy trong cổ họng quá nhiều, ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tống đờm ra khỏi cổ.
- Đờm trong cổ họng có chất nhầy và có độ bám dính khá cao, bệnh nhân sẽ thường có cảm giác muốn ho đến khi cục đờm được loại ra khỏi cổ họng. Quá trình ho có đờm này kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, nhất là vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe cơ quan hô hấp của bệnh nhân.
- Tế bào trong cơ quan hô hấp sẽ tăng tiết nhiều đờm hơn khi gặp phải các yếu tố nguy cơ kích ứng như khói bụi, khói thuốc, khí độc, lông chó mèo,…
- Đờm ở cổ thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi…
- Tuy nhiên, một số trường hợp đờm ở cổ kéo dài lâu ngày có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi…
- Người bệnh hen suyễn và COPD thường xuất hiện đờm nhiều, liên tục. Đờm có thể là ở dạng lỏng hoặc đặc quánh, trong suốt hoặc màu xanh hoặc vàng, lẫn máu … Đờm xuất hiện nhiều sẽ gây bít tắc, cản trở đường thở khiến người bệnh mất ngủ về đêm hoặc phải gắng sức để thở gây tình trạng mất ngủ kéo dài.
Thuốc chữa bệnh đờm ở cổ
- Húng chanh giảm đờm hiệu quả
Húng chanh có vị cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, có thể giúp làm thông thoáng đường thở, giảm các triệu chứng ho, đờm. Tinh dầu trong húng chanh ức chế hoạt động của vi khuẩn, nhất là vi khuẩn đường hô hấp, giúp hệ hô hấp của bạn khỏe mạnh, hạn chế tiết đờm.
Hấp cách thủy với mật ong giúp tiêu đờm và cải thiện nhanh chóng, có thể dùng biện pháp này cho cả người lớn và trẻ em, giúp giảm được các triệu chứng ho, ho dai dẳng, mang lại cảm giác thoải mái, mà còn rất dễ uống.
- Sử dụng Chanh tiêu tốt đờm
Trong thành phần của chanh có các chất giúp làm dứt các cơn ho và tiêu đờm khá tốt. Hàm lượng lớn vitamin C khá lớn trong chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
Mỗi sáng thức dậy bạn hãy uống một ly nước chanh ấm kết hợp với mật ong hoặc muối giúp loại bỏ đờm nhanh chóng. Nếu có đờm trong cổ họng, bạn hãy cắt một lát chanh mỏng chấm muối 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại kết quả rất tốt.
- Súc miệng bằng nước muối giúp hạn chế đờm tăng tiết
Nước muối sẽ loại bỏ một phần các vi khuẩn trong khoang miệng, họng, giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tình trạng tăng tiết thêm đờm.
Khi bạn súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa, khô rát cổ họng, giúp giảm kích thích gây ho.
Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý 0.9% NaCl để súc miệng vào sáng, tối sau khi đánh răng, hiệu quả giảm ho hiệu quả nếu là bệnh lý cảm cúm thông thường.
- Mật ong loại bỏ tác nhân gây đờm
Mật ong có tính sát trùng khá tốt, giúp kháng khuẩn, kháng vi-rút cao, chống lại và loại bỏ các tác nhân gây ra đờm, làm dịu cổ họng.
Bạn có thể pha mật ong với nước ấm uống mỗi sáng, giúp giảm rõ rệt tình trạng đờm được tiết ra, đặc biệt hiệu đối với các trường hợp viêm họng do vi khuẩn tấn công.
- Gừng là loại thảo dược trị tiêu đờm từ xa xưa
Gừng có là một vị thuốc tiêu đờm, kháng khuẩn hiệu quả. Gừng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
Gừng mang tính nóng, giúp làm ấm phổi, làm thông thoáng đường thở hiệu quả. Khi pha nước ấm cùng với mật ong và gừng để uống vài lần trong ngày sẽ giúp tiêu đờm, nâng cao chức năng của đường hô hấp, nhất là người bệnh hen suyễn, COPD.
- Nghệ loại bỏ đờm tốt
Nghệ có thể trị đờm và tiêu diệt vi khuẩn, giúp loại bỏ chất nhầy và cải thiện hệ thống miễn dịch. Bạn có thể dùng tinh bột nghệ để hòa vào cốc nước ấm, tốt nhất nên uống 2 lần một ngày. Đây là cách tiêu đờm rất tốt có thể thực hiện ngay trong bếp của mình.
- Tiêu đờm bằng hành tây
Hành tây giúp tiêu đờm, giúp ngăn chặn việc tiết đờm, giảm ho và nghẹt mũi. Bạn có thể ăn hành tây dạng salad hoặc thái lát mỏng, cho vào 1 chén mật ong và để qua đêm. Dùng dung dịch này 4 lần/ngày sẽ giúp thuyên giảm đờm nhanh chóng lúc nào mà bạn không hề biết.
- Cam thảo giúp tiêu đờm
Cam thảo trị tiêu đờm khá hiệu quả, chống viêm, làm long đờm, loãng dịch nhầy trong đường hô hấp. Cam thảo giúp giảm đờm, đặc biệt người bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
- Dùng biện pháp xông hơi để giảm đờm
Xông hơi là cách làm tiêu đờm trực tiếp mà bạn có thể làm ngay tại nhà có thể dùng hơi nóng đưa vào đường hô hấp một cách liên tục, cường độ vừa phải, giúp làm loãng lượng đờm và bóc đi những lớp đờm đặc trong ống phế quản khiến việc tống chúng ra ngoài trở lên dễ dàng hơn. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện 2 lần, có thể khi tắm hoặc trùm chăn quá trình xông hơi để tiêu đờm diễn ra thuận lợi hơn. Mỗi lần tầm 10 phút.
Đờm ở cổ gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân ho nhiều hơn. Cơ thể bệnh nhân trở nên mệt mỏi hơn khi phải ho, mất ngủ hằng đêm do ngứa rát khó chịu họng. Trị đờm ở cổ càng sớm càng tốt, sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Bài viết đã cung cấp những bài thuốc chữa bệnh đờm ở cổ từ những vật phẩm thiên nhiên ngay trong nhà mình. Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh.
Be the first to write a comment.