Chốc lở là một trong số những bệnh ngoài da mà trẻ vô cùng khó chịu khi không may mắc phải. Chốc lở rất dễ lây lan, có thể tạo thành dịch ở trường học và những nơi đông người, nơi có môi trường ẩm thấp và vệ sinh kém. Thường thì chốc lở hay diễn ra vào mùa hè, khi tiết trời nóng nực. Vậy bệnh chốc lở ở trẻ có bị vào mùa đông hay không? ICondom sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về điều này.
Bệnh chốc lở ở trẻ là như thế nào?
Chốc lở là một trong số những bệnh về da thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do bị lây nhiễm và phát sinh ở những vùng da đã bị tổn thương từ trước. Chốc lở có thể xuất phát từ vết côn trùng cắn, sau đó sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, nó cũng có thể là do lây nhiễm từ những người bị mắc bệnh trước đó. Bệnh thường hay xảy ra ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ kém, cơ thể của trẻ không được vệ sinh thường xuyên hoặc trẻ chịu một số tác nhân bên ngoài khác như: ẩm ướt kéo dài, thời tiết khắc nghiệt, môi trường bị ô nhiễm…
Khi bị chốc lở, trẻ thường có dấu hiệu như bị ngứa vùng da, sau đó thì xuất hiện những vết loét đỏ, có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: xuất hiện bọng nước ở vùng da bị tổn thương, vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu, gây đau rát…
Ban đầu, những vết chốc sẽ hình thành nên mụn nước, xuất hiện bóng nước rồi nhanh chóng biến thành mụn mủ. Khi mụn mủ bị vỡ sẽ thành vết trầy trợt, ở giữa có vẻ như lành và bắt đầu lan rộng ra xung quanh, đóng vảy màu vàng giống như mật ong. Thời tiết càng nóng sẽ càng khiến cho trẻ bị ngứa và khó chịu, trẻ sẽ gãi không thể kiểm oát được và khiến cho da trầy xước, lở loét, lan rộng dần ra những vùng da khác. Khi vết chốc lở lành lặn thường hay để lại vết sẹo thâm.
Mụn nước hay mọc nhiều ở hai chân và hai tay trẻ, một số trường hợp thì lây lan lên phần da đầu, da bụng và da lưng. Ở trẻ do hay gãi nên vi khuẩn này sẽ dần lây lan sang chỗ khác khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh chốc lở ở trẻ có bị vào mùa đông?
Về cơ bản, bệnh chốc lở ở trẻ sẽ bùng phát và dễ xảy ra vào mùa hè hơn do thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nên khiến khó vệ sinh, bệnh có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, chốc lở phát sinh do môi trường sống kém vệ sinh, do trẻ bị côn trùng đốt và gãi nhiều nên tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Bởi vậy, không chỉ có mùa hè mà ngay cả mùa đông, khi thời tiết hanh khô cũng vẫn có thể xảy ra chốc lở ở trẻ.
Nguyên do là bởi mùa đông lạnh, nếu không vệ sinh cẩn thận cho trẻ, da của trẻ vốn dĩ nhạy cảm sẽ phát sinh nhiều bệnh ngoài da, trong đó có chốc lở. Khi bị chốc lở, trẻ thường hay gặp phải những dạng như sau:
– Bị chốc lở truyền nhiễm: Đây là bệnh hay gặp nhất với những mụn đỏ trên mạnh, miệng và quanh mũi. Mụn nước sẽ nhanh chóng vỡ ra, đóng thành vảy màu nâu. Trẻ sẽ bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Bệnh cũng dễ lây lan sang những vùng da lành nếu như bị dây dịch của những vết chốc lở.
– Bị chốc lở dạng phỏng: Trẻ sẽ có những vết phỏng nước, chứa nhiều dịch, không đau, ngứa nhưng không bị loét. Khi vết phỏng vỡ ra, đóng thành vảy vàng sẽ lâu lành hơn những thể chốc lở khác.
– Bị chốc lở ở thể mủ: Bệnh này đã ăn sâu vào lớp bì với những triệu chứng như: chứa nhiều dịch hoặc có mủ, mụn đau, vết loét sâu, có vảy màu vàng. Trên vết mủ này có vảy dày, cứng màu vàng xám và sưng hạch xung quanh vết chốc. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà chúng ta có cách điều trị chốc lở khác nhau. Cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế có đủ chuyên môn để chẩn đoán, tìm ra phương án điều trị thích hợp cho trẻ.
Làm sao để phòng bệnh chốc lở cho trẻ?
Để có thể phòng bệnh chốc lở cho trẻ, bố mẹ cần thực hiện những điều sau:
– Vệ sinh sạch sẽ thân thể cho trẻ. Tắm gội thường xuyên cho trẻ mỗi ngày để tránh không bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là những trẻ nhỏ.
– Cha mẹ không nên giữ trẻ ở những nơi thiếu ánh sáng và bị ẩm thấp. Nhất là vào mùa đông, cha mẹ vì lo trẻ bị nhiễm lạnh mà không cho trẻ ra ngoài, bận rộn mà không vệ sinh nhà cửa thường xuyên được khiến trẻ bị chốc lở.
– Thường xuyên giữ nơi ở của trẻ thoáng mát, khi có biểu hiện của bệnh nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng điều trị, tránh không được để lâu ngày, gãi nhiều sẽ khiến bệnh lây lan nhanh, gây bội nhiễm.
Như vậy, với những thông tin hữu ích như trên, hi vọng độc giả đã phần nào giải đáp được thắc mắc “bệnh chốc lở ở trẻ có bị vào mùa đông hay không?”. Khi trẻ bị chốc lở, bố mẹ cần nghiêm túc tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ, không tự động dùng thuốc để tránh những biến chứng xảy ra.
Be the first to write a comment.