Rate this post

Khi mẹ sinh mổ, thời gian hồi phục sau sinh sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường. Ngoài ra, mẹ thường mất máu nhiều hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn. Bởi vậy, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để bổ dưỡng và nhanh phục hồi. Vậy ăn làm sao để đảm bảo vừa đủ số lượng và chất lượng sữa bé bú, đồng thời vẫn giúp mẹ sớm lành vết mổ sau sinh, và nhanh chóng phục hồi sức khỏe để có thể chăm sóc bé tốt hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm một số kiến thức cần thiết và hữu ích, để mẹ không còn bỡ ngỡ và lo lắng trong việc lựa chọn thực đơn mỗi ngày.

1. Đẻ mổ nên bổ sung dinh dưỡng nào?

1.1. Chất sắt

Đây là khoáng chất thiết yếu chịu trách nhiệm cho việc tạo ra các tế bào máu mới cho cơ thể, đặc biệt quan trọng trong trường hợp mẹ mất nhiều máu trong quá trình sinh nở. Do đó, đây chính là thành phần giúp mẹ khắc phục tình trạng mất máu sau sinh mổ. Nguyên tố vi lượng này còn giúp mẹ đẹp da, giúp da hồng hào, tươi tắn hơn. Ngược lại, nếu mẹ không được bổ sung đầy đủ sắt sẽ rơi vào tình trạng chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp, đau đầu.

Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại rau xanh, các hoa quả có màu đỏ (như củ cải đỏ, dưa hấu, lựu…)

 1.2. Vitamin A, C

  • Hiện nay, mẹ thường chỉ tập trung bổ sung vitamin A cho con trong 2 năm đầu đời mà quên mất việc phải bổ sung vitamin A liều cao cho chính bản thân mình trong những tháng đầu sau sinh. Vitamin A sẽ giúp mẹ chống nhiễm khuẩn, tránh được những nhiễm trùng hậu sản, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da, tóc và tăng cường thị lực. Bổ sung vitamin cho mẹ cũng chính là 1 cách để trẻ sơ sinh được nhận nguồn vitamin này thông qua sữa mẹ. Trẻ thiếu vitamin A sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặt biệt là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp. Vitamin A cũng gây bệnh khô mắt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả mù lòa vĩnh viễn cho trẻ.

      Không khó để mẹ bổ sung vitamin A từ các nguồn thực phẩm như  khoai lang, cà rốt, rau bina, cải xoăn và dưa đỏ, trứng, rau ngót…Đặc biệt, mẹ cũng có thể bổ sung trực tiếp từ viên vitamin.

  • Không chỉ cần thiết cho mẹ cho con bú, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn là một dưỡng chất quan trọng có tác dụng làm đẹp da, tăng cường khả năng tự làm lành của da, giúp da mẹ nhanh liền sẹo và không còn bị vết thâm. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có tác dụng phòng vỡ mạch, chảy máu, mất máu. Bởi vậy, vitamin C chính là một cái tên không thể thiếu trong danh sách thực đơn của các mẹ. Các mẹ đừng quên bổ sung lượng thực phẩm tương đương với khoảng 1000mg vitamin C mỗi ngày để có một sức đề kháng khỏe mạnh nhé!

Và chắc chắn, các nguồn thực phẩm giàu vitamin C không còn xa lạ với các chị em nữa. Mẹ nhất định phải thêm cam, quýt, thanh trà, bưởi, ổi, nhãn, đu đủ chín, quýt, cam, vào thực đơn bồi bổ hằng ngày.

Về rau, mẹ nên ăn nhiều rau ngót, cần tây, rau mùi, kinh giới, rau đay, súp lơ, su hào,… để bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên qua thực phẩm.

1.3. Khoáng chất

Tất cả các loại vitamin ( A, D,E, C, B,..) và các nguyên tố vi lượng ( Fe, Zn, Mg, Ca…) đều giúp mẹ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, hấp thu các chất dinh dưỡng khác hiệu quả hơn. Khi mẹ đa dạng thực phẩm, thay đổi món ăn thường xuyên, nhiều loại thức ăn, bữa ăn sẽ có đủ các vitamin và chất khoáng.

1.4. Tinh bột

Tinh bột là nguồn bổ sung năng lượng tuyệt vời cho mẹ sau sinh. Tinh bột cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể giúp loại đi các cholesterol xấu làm cơ thể khỏe mạnh, tăng lượng sữa cũng như chất lượng sữa. Nếu thiếu chất này, mẹ sẽ nhanh bị đói, gây mệt lã, kiệt quệ. Vì thế, mẹ cần đưa vào cơ thể lượng tinh bột tương đương khoảng 500 kCal/ngày (tương đương ăn khoảng 3 bát cơm) để cơ thể được cung cấp năng lượng. Mẹ có thể ăn bánh mì, ngũ cốc, mì sợi và khoai tây để đổi món.

 1.5.  Chất xơ:

Khi nói về sinh mổ ăn gì để nhiều sữa thì không thể thiếu chất xơ. Chất xơ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả và kích thích nhu động ruột, giúp nhuận tràng. Thậm chí chất xơ còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh táo bón, bệnh tiểu đường…Chất xơ thực vật có trong tất cả các loại thực vật như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu… Trong đó có một số loại thực phẩm tiêu biểu giàu chất xơ có thể kể đến là:

  • Cam, táo, cà rốt, rau diếp, củ cải đường rất giàu chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước vào lòng ruột, từ đó tăng kích thước phân và làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón cho mẹ
  • Chất xơ không hòa tan được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, các loại rau màu xanh đậm. Chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng phân, cân bằng pH trong ruột.

1.6. Chất đạm

Trong tất cả các chất dinh dưỡng, protein được nhắc đến với vai trò như là nguyên liệu xây dựng nên cơ thể. Protein giúp hình thành nên các enzym, kích thích tố và mô cơ thể của bạn (cơ, liên kết, biểu mô và thần kinh). Sau khi hỗ trợ sự tăng trưởng của bé trong 9 tháng và sản xuất sữa mẹ giàu protein, mẹ cần bổ sung lượng protein dự trữ của chính cơ thể mình. Để cơ thể nhanh phục hồi và có đủ sữa cho con bú, mỗi ngày mẹ phải bổ sung tối thiểu 100gr protein. Nhiều axit amin trong protein còn có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng giúp các mẹ phục hồi tốt hơn.

Mẹ hãy cố gắng đưa từ 5 – 7 phần protein vào thực đơn mỗi ngày từ nguồn thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, thịt gà, hải sản, đậu, trứng, đậu nành và các loại đậu.

1.7. Canxi

  • Canxi giúp cho cho tim bơm máu, cơ bắp hoạt động và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Canxi được lưu trữ trong xương và răng của phụ nữ, đây là chất thiết yếu phải được bổ sung vì cơ thể mẹ bị thiếu hụt do quá trình hình thành xương, răng và não bộ cho con. Canxi giúp hệ xương của mẹ và con chắc khỏe, tăng khả năng lưu thông máu. Theo khuyến nghị của bác sĩ, trung bình mẹ sau sinh nên bổ sung khoảng 1.000mg – 1.200mg canxi/ngày.
  • Nguồn cung cấp canxi lớn bao gồm sữa (sữa, pho mát, sữa chua), rau lá xanh (bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn) và các sản phẩm đậu nành như đậu phụ, hoa quả. Mẹ cũng có thể bổ sung Canxi trực tiếp bằng viên uống canxi kết hợp với vitamin D.

2. Chế biến đồ ăn cho mẹ sinh mổ như thế nào cho phù hợp?

  • Ăn đồ ăn dạng lỏng

Trong quá trình phẫu thuật lấy em bé có thể các bác sĩ tác động đến ruột, dạ dày bị ức chế dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn. Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần ăn đồ lỏng dạng cháo để dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa hơn là ăn no sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu và hệ quả dẫn đến táo bón.

Các bác sĩ khuyên sau sinh mổ 6h các mẹ có thể ăn súp hoặc cháo trắng để tăng nhu động ruột, giúp xì hơi tốt hơn, đồng thời cũng có ích cho hệ bài tiết.

  • Ép nước hoa quả

Sau sinh, lớp nội mạc tử cung của người mẹ đã bị tổn thương và chảy nhiều máu. Đồng thời, quá trình phẫu thuật khiến sức đề kháng và miễn dịch của mẹ yếu hơn rất nhiều. Đó chỉ là một số ít các lý do mẹ cần thiết phải bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C cho cơ thể. Ngay sau sinh, mẹ đã có thể uống các loại nước ép hoa quả như nước cam, ổi, bưởi, đu đủ… để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

  • Chế biến đa dạng thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn giàu đạm hàng đầu cho phụ nữ sau sinh. Trong thịt đỏ chứa nhiều axit amin, chất béo, vitamin và chất khoáng giúp sản phụ tái tạo năng lượng nuôi con, đặc biệt với những chị em nuôi con bằng sữa mẹ.

Nguồn sắt trong thịt đỏ sẽ bù đắp lượng sắt đã hao hụt trong quá trình sinh nở. Chị em sẽ bớt đi cảm giác uể oải, chóng mặt do thiếu sắt. Các dưỡng chất của thịt bò có trong sữa mẹ sẽ ngăn ngừa hiện tượng suy dinh dưỡng, thấp còi thường gặp ở trẻ sơ sinh.