Bệnh lao xương có tác nhân là vi khuẩn, là một loại bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp. Dấu hiệu có bệnh là gì? liệu “Bệnh lao xương có lây không?”. Mời bạn xem giải đáp cụ thể nhất trong bài viết sau của ICondom
1. Bệnh lao xương là bệnh gì?
Khái niệm bệnh lao xương
Bệnh lao xương khớp là một loại bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Đây là một dạng lao thứ phát đi từ phổi/hệ tiêu hóa vào máu để đến cư trú tại một hay nhiều bộ phận của hệ thống xương – khớp.
Lao xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và ở bất kỳ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống xương khớp. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là lao xương cột sống với tỷ lệ chiếm đến 60 – 70%.
Bị lao xương có dấu hiệu nào?
Khi bị lao xương, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như:
- Đau tại chỗ, thường ở vị trí cột sống.
- Sốt cao, sụt cân liên tục.
- Có ổ áp xe sưng nhưng không viêm…
Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh lao xương không hề có triệu chứng nào rõ ràng. Một số đối tượng bị lao xương có thể bị co thắt cơ bắp và xoang xuất hiện dịch mủ – dấu hiệu bị nhiễm trùng mãn tính. Vì thế, bạn cần phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình.
2. Bệnh lao xương có lây không?
Bệnh lao xương có lây không là một vấn đề đáng quan tâm để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình.
Tuy xảy ra trong xương khớp, nhưng bệnh lao xương cũng như nhiều loại lao khác, đều có thể lây nhiễm nếu không cẩn thận. Vậy thì bệnh lao xương sẽ lây nhiễm như thế nào?
Người bệnh lao xương có thể truyền vi khuẩn cho người khác thông qua các con đường:
- Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, hay chỉ đơn giản là nói chuyện, vi khuẩn lao sẽ phát tán vào không khí và đi vào cơ thể của người bình thường khi người này hít thở.
- Lây nhiễm qua các vết thương hở như vết cắt, vết trầy xước… hoặc lây qua niêm mạc (họng, mắt…)
- Lây theo đường từ mẹ sang con.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh trưởng và tiến triển theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn lao nhiễm: lúc này, cơ thể sẽ chiến đấu với các dấu lạ – các vi khuẩn lao. Nếu như sức đề kháng của bạn đủ mạnh và vi khuẩn lao không thể tiếp tục hoạt động, chúng sẽ ẩn đi, trở thành lao nội sinh. Tuy nhiên, nếu như kháng thể không thể chiến thắng vi khuẩn, chúng sẽ tấn công vào cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng lao sơ nhiễm điển hình.
- Giai đoạn lao bệnh: ở giai đoạn này, vi khuẩn lao đã đủ mạnh về số lượng và độc lực để gây hại cho cơ thể, lao xương sẽ trở nên rõ rệt hơn. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể suy yếu dần và nếu không điều trị, bệnh sẽ gây tử vong.
3. Cần phải làm gì khi bị lao xương?
Phác đồ điều trị cho bệnh lao xương – khớp
Bệnh lao xương được liệt vào danh sách bệnh khá nguy hiểm. Nguy hiểm hơn, bệnh lao xương có lây, nên cần hết sức chú ý. Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải điều trị ngay lập tức
Phác đồ điều trị của bệnh lao xương được chia thành 2 loại chính là điều trị cơ bản và điều trị phối hợp:
- Điều trị cơ bản: điều trị bệnh bằng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định từ bác sỹ để ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn lao. Khi thực hiện giải pháp này, người bệnh cần chú ý uống thuốc đầy đủ theo toa thuốc bác sỹ, không tự ý bỏ thuốc khi thấy đỡ bệnh và cần tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu như không thực hiện đúng hướng dẫn, lao trong cơ thể rất dễ đi vào tình trạng kháng thuốc và trở nên khó điều trị.
- Điều trị phối hợp: tùy theo trường hợp mà một số bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp, nghĩa là hết hợp thêm phẫu thuật – chỉnh hình… nếu cần thiết. Điều trị phối hợp bệnh lao xương có thể đi kèm với điều trị của các loại bệnh khác của cơ thể.
Cần làm gì khi gia đình có người bị lao xương?
Thắc mắc Bệnh lao xương có lây không đã được trả lời. Đó là có lây. Bạn cần phải có những kiến thức căn bản nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
- Đầu tiên, nếu như gia đình có bệnh nhân bị lao xương, điều tiên quyết cần làm là cách ly bệnh nhân với gia đình để tránh sự lây nhiễm.
- Gia đình của bệnh nhân cần phải có các thăm khám – xét nghiệm và chụp X-Quang phổi để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xác định có bị lây lao hay chưa, từ đó có giải pháp điều trị hay phòng tránh kịp thời.
- Trong trường hợp bệnh nhân lao xương đã được điều trị thành công, vẫn cần được theo dõi chặt chẽ và đặc biệt phải tuân thủ đúng nguyên tắc trong điều trị, hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
- Khẩu phần ăn phải tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, thêm thực phẩm giàu đạm và chất xơ – vitamin để thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải có vận động và tập thể dục thể thao để cơ thể có đủ sức khỏe chống lại bệnh lao xương hiệu quả.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc Bệnh lao xương có lây không? Hãy có phương pháp phòng chống và điều trị bệnh lao xương khoa học để bảo vệ sức khỏe của gia đình nhé.
Be the first to write a comment.