Khi nhắc đến tự kỷ, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến trẻ em và cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp tự kỷ ở người lớn. Bệnh tự kỷ là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải, nó không phân biệt tuổi tác hay giới tính hay địa vị xã hội.
Tự kỷ là bệnh gì?
Tự kỷ là một chứng bệnh do rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh dẫn đến rối loạn tâm lý của người bệnh. Điều đó khiến cho người mắc bệnh có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội với mọi người, người bệnh thích sống thu mình và ngại tiếp xúc.
Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở người lớn
Nhiều trẻ nhỏ khi bị tự kỷ, có thể sẽ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh tự kỷ nhẹ, người nhà không có quan tâm và không phát hiện ra. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không được điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến bệnh tự kỷ người lớn, khi lớn các biểu hiện bệnh của bệnh tự kỷ ngày càng nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số trẻ khi mắc bệnh tự kỷ được phát hiện và điều trị nhưng khi lớn lên, bệnh lại có xu hướng phát triển lại.
Ảnh hưởng của bệnh tự kỷ ở người lớn
Trong các mối quan hệ giao tiếp:
Khi người lớn mắc bệnh tự kỷ thì họ sẽ khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ, cử chỉ và biểu lộ cảm xúc trong các các cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh. Điều đó sẽ dẫn đến họ không thể biểu đạt cảm xúc đối với chuyện thành công hay thất bại của một người. Đồng thời, người bị bệnh tự kỉ cũng sẽ không thể thấu hiểu cảm xúc của người khác, từ đó không thể chia sẻ với mọi người. Bệnh tự kỷ sẽ gây ra khoảng cách trong mối quan hệ giữa người bệnh và người khác. Từ từ, người tự kỷ sẽ có xu hướng cách ly với mọi người.
Trong học hành, công việc
Nếu người mắc bệnh tự kỷ còn đang đi học thì việc học tập sẽ gặp nhiều khó khăn. Người tự kỷ sẽ tiếp thu chậm, thêm vào đó, người tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp nó sẽ dẫn đến việc trao đổi, làm bài nhóm gặp nhiều hạn chế. Kết quả kéo theo việc học tập của người bệnh sa sút.
Nếu người trưởng thành đang đi làm, thì bệnh tự kỷ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Khó khăn trong giao tiếp sẽ dẫn đến người tự kỷ khó nắm bắt hết được các yêu cầu của người sếp, người tự kỷ khó có thể phối hợp làm việc chung với mọi người. Bên cạnh đó, tính lặp khuôn của người tự kỷ sẽ giảm đi sự sáng tạo trong công việc và dẫn đến ảnh hưởng tiến độ hoàn thành việc.
Trong hành vi
Người lớn khi mắc phải bệnh tự kỷ cũng sẽ có những hành vi tương tự như trẻ em khi mắc bệnh tự kỷ. Họ sẽ thường có xu hướng tập trung và sử dụng đúng một vật dụng nào đó khi vật dụng đó là quen thuộc hoặc có ấn tượng mạnh đối với họ. Bên cạnh đó, ở những người bệnh tự kỷ họ lại có hành động giữ khư khư đồ vật và không cho người khác động vào. Việc này, thỉnh thoảng sẽ khiến cho người khác khó chịu.
Một đặc điểm khác thường thấy ở người tự kỷ trưởng thành là họ thường có hành động tập trung vào một chủ thể nhất định và bỏ qua những ý kiến hay hành động của người khác. Việc tập trung này đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng người tự kỷ sao lãng công việc, lời nói của người khác.
Cách điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn
Nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý sẽ giúp người bệnh về những vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp và cả khả năng hành động độc lập.
Sự quan tâm, chăm sóc của mọi người. Đối với những người bị tự kỷ họ rất cần sự quan tâm từ gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Mọi người nên chủ động tìm chủ đề có thể trò chuyện và hiểu về người tự kỷ nhiều hơn.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh tự kỷ ở người lớn. Qua bài viết này, hi vọng mọi người có thể hiểu hơn về những khó khăn của những người tự kỷ để từ đó có thể thấu hiểu và giúp đỡ những người mắc phải chứng bệnh này.
Be the first to write a comment.