5/5 - (1 bình chọn)

Cuối thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề với sức khỏe như đau lưng, tăng cân nhiều, táo bón, tê tay. Tình trạng tê tay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày của mẹ.

Tê tay khi mang thai

Bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể mẹ gặp nhiều thay đổi từ cân nặng, vóc dáng, thói quen sinh hoạt… Trong đó tê tay là một trong những tình trạng phổ biến.

Ban đầu, tê tay bắt đầu ở ngón đeo nhẫn, ngón cái, sau đó là ngón giữa. Tăng dần cả về cường độ và mức độ, cảm giác đầu tiên là tê, dại ở đầu ngón tay như bị kiến cắn. Nặng hơn là tình trạng nóng, đau nhức dọc cánh tay.

Thông thường tình trạng tê tay khi mang thai sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài 3-4 tháng, kèm cảm giác đau nhức, khó chịu, mẹ bầu nên đi khám để kiểm soát bệnh kịp thời

 Các nguyên nhân tê tay khi mang thai tháng cuối

Do tình trạng nghẽn ở rãnh tay, khiến các mạch máu không thể lưu thông. Các chi của tay, đầu ngón tay và dây thần kinh cũng bị dồn nén quá mức khiến mẹ bầu có cảm giác bị tê bì, đau đớn. Các nguyên nhân tê tay khi mang thai ở tháng cuối bao gồm:

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh thường phải đối mặt với tình trạng tê tay do mạch máu bị chèn ép, kém lưu thông. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở các ngón tay để giảm triệu chứng bệnh.

Trường hợp mẹ bầu thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, magie, canxi, B1, B2 có thể dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu chất, sức đề kháng giảm, máu không lưu thông khiến các ngón tay, khớp tay bị tê mỏi.

Bên cạnh đó, mang thai những tháng cuối khiến việc di chuyển, đi lại của mẹ bầu trở nên khó khăn. Các vùng ngoại vi của cơ thể như tay, chân không được cung cấp máu linh hoạt như khi vận động, khiến các triệu chứng tê bì trở nên phổ biến hơn.

Cách hạn chế tình trạng tê tay khi mang thai tháng cuối

  •  Bổ sung Canxi 800-1000mg/ngày; Acid folic 400mcg/ngày; Vitamin A 800 mcg/ngày; Vitamin D10mcg/ngày; Vitamin B21,4 mg/ngày; Vitamin C 80mg/ngày, Kẽm 15mg/ngày… Trứng, Sữa, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, hoa quả… là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ.
  • Nằm giường mềm, kê nhiều gối giúp mẹ bầu thoải mái khi thay đổi tư thế và an toàn cho thai nhi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập kéo giãn cơ, thắt lưng, tay và chân.
  • Thay đổi tư thế: Ít vận động là một trong những nguyên nhân gây tê tay khi mang thai. Vì vậy để giảm triệu chứng, mẹ bầu nên hạn chế việc đứng yên một chỗ, nằm ngủ một tư thế. Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, thường xuyên thay đổi tư thế, kê chân cao trong lúc ngủ vừa giảm tê nhức, vừa giảm phù.
  • Massage lòng bàn tay, ngâm tay – chân vào nước ấm sẽ giúp triệu chứng tê tay khi mang thai tháng cuối giảm đáng kể.

Tê bì tay chân là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, mẹ bầu nên vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ hạn chế tình trạng này. Nếu bà bầu bị tê bì tay chân quá thường xuyên, gây khó chịu, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị.

Xem thêm