5/5 - (1 bình chọn)

Tràn dịch khớp gối sau chấn thương là tình trạng tương đối phổ biến ở những người thường xuyên vận động mạnh hoặc bị tai nạn. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, sưng viêm và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị. Hãy cùng ICondom tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong  bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Tràn dịch khớp gối là tình trạng tích tụ quá nhiều dịch bên trong khớp, khiến cho gối bị đau nhức, sưng đỏ, phù nề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất ở những người bị tràn dịch khớp gối.

Những chấn thương thường gặp chủ yếu là do lao động quá sức, chơi các môn thể thao mạnh hoặc tai nạn giao thông làm cho đầu gối bị va đập. Các tổ chức bao quanh khớp (như dây chằng, sụn, xương,…) bị tổn thương, từ đó kích thích sản xuất, vận chuyển hoạt dịch đến chỗ khớp viêm. Thực chất, tràn dịch khớp gối sau chấn thương chính là một phản ứng tự nhiên để bảo vệ khớp khỏi các tổn thương. Gãy xương, viêm bao màng hoạt dịch, trật khớp là những chấn thương phổ biến có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.

Những người gặp các vấn đề về xương khớp hay tuổi tác đã cao rất dễ gặp tình trạng tràn dịch khớp gối dù chỉ là một va chạm nhẹ. Vận động viên thể thao, người thường xuyên mang vác nặng là những đối tượng có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối.

Triệu chứng của tràn dịch khớp gối sau chấn thương

Các triệu chứng do tràn dịch khớp gối sau chấn thương thường rất dễ nhận biết. Tùy vào mức độ tổn thương mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, mọi thường chủ quan và cho rằng đó chỉ là đau nhức xương khớp thông thường làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn. Một số triệu chứng thường thấy ở người bị tràn dịch khớp gối do chấn thương như:

  • Đau nhức gối: Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, điều này cũng cho biết khớp gối của bạn đang có vấn đề, vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày ngày đến vài tuần, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết (vì dây thần kinh số 10 chi phối cảm giác đau tăng cường hoạt động về đêm và gần sáng). Hạn chế di chuyển, vận động, có thể giúp giảm cảm giác đau tạm thời.
  • Sưng, viêm khớp: Bạn có thể dễ dàng nhận thấy vùng đầu gối bị sưng to và nóng lên. Khớp bị tổn thương rất dễ nhiễm khuẩn, vì thế để giúp cơ thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… bạch cầu sẽ được huy động đến ổ viêm, tiết ra các chất trung gian hóa học như bradykinin, interleukin,… gây ra cảm giác đau nhức, làm sưng, nóng khớp gối. Đầu gối sưng viêm làm bạn gặp khó khi di chuyển, gập, duỗi đầu gối.
  • Sốt: Sốt là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể, nhằm cảnh báo có “kẻ lạ” xâm nhập. Chính vì vậy, sốt không có hại đối với cơ thể nếu bệnh nhân không sốt quá cao.
  • Tê, cứng khớp: Nếu chấn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh bao quanh khớp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tê, cứng khớp.

Biến chứng của tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối không phải là bệnh khó điều trị. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và sinh ra các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng đó có thể là:

  • Chảy máu trong, tụ máu: Các va đập mạnh cùng với lượng dịch quá nhiều làm cho mạch máu bị chèn ép, tổn thương, nặng hơn có thể dẫn đến vỡ mạch hoặc tụ máu. Máu tụ tạo cục máu đông cản trở lưu thông máu, khiến cho tổn thương chậm lành và ngày càng nặng hơn do hạn chế cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. 
  • U nang: Dịch lỏng tích tụ quá nhiều làm phá vỡ cấu trúc khớp, lâu dần dẫn đến nguy cơ hình thành khối u và mất dần khả năng vận động.

Chính vì thế, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tràn dịch khớp gối sau chấn thương là hết sức cần thiết. Tốt hơn hết là bạn nên đi khám bác sĩ khi nhận thấy các vấn đề về sức khỏe.

Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương như thế nào cho hiệu quả?

Dựa vào kết quả chụp X-quang, xét nghiệm dịch khớp gối, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp.

Điều trị bằng thuốc tây

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ đau đớn, sưng viêm mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Nhìn chung, các loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối sau chấn thương là:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol là thuốc hạ sốt thường được sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, thuốc này được chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… Bên cạnh đó, paracetamol cùng với các thuốc NSAID như ibuprofen, celecoxib,… cũng được sử dụng để giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối kèm nhiễm khuẩn, thì kháng sinh là nhóm thuốc không thể thiếu. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam rất cao, do đó, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng kháng sinh đồ để lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp. Một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng như amoxicilin, ampicilin, spiramycin, streptomycin,…
  • Thuốc giảm đau nhóm corticoid: Bao gồm các thuốc như glucocorticoid, dexamethasone, prednisolone,… được sử dụng trong các trường hợp đau nặng, đau dai dẳng.

Việc sử dụng các thuốc trên nên có sự đồng ý và chỉ dẫn của bác sĩ vì hầu hết các loại thuốc tây đều có những tác dụng không mong muốn. Người bệnh không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng, giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Chọc hút dịch trong khớp

Trong trường hợp khớp gối sưng quá to, ảnh hưởng đến khả năng vận động, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiến hành hút dịch khớp. Phương pháp này nên được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín và được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Quy trình thực hiện khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian của người bệnh. 

Phương pháp phối hợp điều trị tại nhà

Phương pháp chườm nóng và chườm lạnh giúp giảm đau hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà mà không tốn nhiều chi phí.

  • Chườm nóng: Có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, cơ khớp được thư giãn, giảm đau nhức. Nhờ đó quá trình lưu tuần hoàn mà cơ thể tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo, sửa chữa các mô bị tổn thương. Cách chuẩn bị tương đối đơn giản, bạn chỉ cần cho nước nóng vào vào túi chườm hoặc ngâm khăn sạch trong chậu nước nóng, sau đó chườm lên khớp gối có thể giúp thuyên giảm cơn đau nhức.

Chườm lạnh: Giúp giảm sưng, phù nề, hạn chế được tình trạng tràn dịch khớp gối. Đây cũng được xem là một trong những biện pháp giảm đau hiệu quả đối với người bị chấn thương. Bạn nên bọc đá bằng khăn sạch, tránh trường hợp bị bỏng lạnh do chườm đá trực tiếp lên vết thương.

Điều trị bằng thuốc đông y

Các thuốc đông y đa số đều an toàn, ít rủi ro không mong muốn nên được nhiều người lựa chọn để phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường cho tác dụng chậm, nên bạn cần kiên trì khi sử dụng nhé. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian theo y học cổ truyền dùng để chữa tràn dịch khớp gối sau chấn thương mà ICondom muốn gửi đến bạn đọc:

  • Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh: Phối hợp tang ký sinh, độc hoạt, sinh địa, xuyên khung, ngưu tất, quế nhục. Theo y học cổ truyền, đây đều là ác vị thuốc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp. Các glycosid, iridoid trong thục địa có tác dụng chống viêm, giảm nhẹ tình trạng sưng viêm, phù nề ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối.
  • Bài thuốc sử dụng thổ phục linh làm quân (quân – vị thuốc chính): Thổ phục linh là vị thuốc quý có công dụng chữa đau nhức xương khớp, trị phong thấp, mụn nhọt, mẩn ngứa. Phối hợp thổ phục linh với cỏ xước, sinh địa, thiên niên kiện, quế chi để ra tăng công dụng của thổ phục linh trong điều trị tràn dịch khớp gối.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật mà Medici đã đề cập ở trên thì việc xây dựng khẩu phần ăn “nên và không nên ăn gì? Sinh hoạt, vận động ra sao?” cũng hết sức quan trọng. Một số lưu ý mà người bệnh nên nhớ trong quá trình điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương là:

  • Không nên ăn quá nhiều muối: Lượng muối trong khẩu phần ăn quá nhiều sẽ gây tích nước ở khoảng gian bào, làm cho lượng dịch trong khớp tăng lên nhiều hơn. Từ đó, bệnh sẽ tiến triển nặng và cơn đau trở nên thường xuyên hơn.
  • Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết: Tạo điều kiện và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
  • Hạn chế vận động, mang vác nặng: Tránh làm vết thương nặng hơn.
  • Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích: Các hoạt chất có trong các loại đồ uống này giúp thúc đẩy quá trình viêm gây đau, sưng viêm nhiều hơn. Ngoài ra, cafein có trong cà phê có tác dụng kích thích thần kinh, gây mất ngủ, trong khi người bệnh đang bị mất ngủ do cơn đau khớp gối hành hạ. Chính vì vậy, càng hạn chế sử dụng các loại đồ uống này càng nhiều càng tốt.

Mặc dù, tràn dịch khớp gối sau chấn thương không được xem là một bệnh quá nguy hiểm như các bệnh đau nhức xương khớp khác như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm hay ung thư, nhưng nó vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm