Rate this post

Hiện nay, bệnh xương khớp không chỉ thường gặp ở người cao tuổi mà còn xảy ra phổ biến ở người trẻ. Dưới đây là bài viết tổng hợp các loại bệnh xương khớp và cách phòng ngừa mà ICondom muốn gửi đến bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Đau nhức xương khớp: Những kiến thức liên quan

Thực tế cho thấy, bệnh xương khớp thường gặp ở những người có độ tuổi từ 45 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh đang dần xuất hiện ở người trẻ tuổi. 

Sự suy giảm chức năng của dây chằng, cơ bắp, gân, các khớp, thần kinh và xương sống dẫn đến bệnh xương khớp, từ đó gây ra cảm giác đau nhức và tác động lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, thậm chí nếu không biết cách chữa trị thì rất dễ dẫn đến tàn phế. Cho nên, để giảm thiểu cơn đau nhức và hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên kịp thời điều trị khi gặp những dấu hiệu của bệnh.

Đau nhức xương khớp: Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? 

Có thể kể đến một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp như:

  • Vấn đề tuổi tác: Hệ thống xương khớp cũng chịu ảnh hưởng từ tốc độ lão hóa của cơ thể. Vì vậy, các cơ quan như sụn, đĩa đệm, bao hoạt dịch, cấu trúc xương ở người cao tuổi bị tổn thương rất lớn.
  • Do mắc các bệnh lý gây rối loạn chuyển hoá như thiếu canxi, đái tháo đường, hoặc bị béo phì,…
  • Do bị tai nạn, chấn thương ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết bất thường, hoạt động mạnh, làm việc sai tư thế,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp. 

5 loại bệnh xương khớp phổ biến: Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan

Dưới đây là 5 loại bệnh xương khớp phổ biến mà người bệnh cần biết để phòng tránh:

Thoái hoá khớp: Bệnh xương khớp thường gặp nhiều nhất

Thoái hoá khớp thường gặp nhiều nhất ở những người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi trung niên (từ 50 trở đi). Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.

Một số yếu tố dẫn đến thoái hoá khớp như: tuổi cao, béo phì, viêm khớp dạng thấp hoặc những chấn thương tại khớp do tai nạn, bị ngã,…

Các triệu chứng điển hình của thoái hoá khớp mà người bệnh cần lưu ý:

  • Xung quanh khớp bị tê nhức: Lúc này, cơn đau âm ỉ, kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh. Thời gian đầu, khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, sau một thời gian, bệnh trở nặng kéo theo đau nhức ngày một dữ dội hơn.
  • Bị cứng khớp là một trong những biểu hiện của thoái hoá khớp. Triệu chứng thường xuất hiện vào sáng sớm. Lúc này, bệnh nhân phải mất 30 phút để xoa bóp thì mới đi lại được.
  • Biến dạng khớp có nghĩa là khớp bị sưng to hoặc bị teo nhỏ ở các cơ.

Người bệnh có thể điều trị thoái hóa khớp bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng cách không dùng thuốc: Người bệnh sẽ điều trị bằng cách xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp, tập luyện thể dục đều đặn để ngăn ngừa thoái hóa khớp. Ngoài ra, cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Điều trị bằng cách dùng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm giảm đau như thuốc bôi tại chỗ,… hoặc sử dụng các thuốc chống thoái hoá khớp như glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, diacerein, piascledine,..
  • Điều trị bằng cách phẫu thuật: Người bệnh có thể điều trị dưới nội soi khớp, khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý mãn tính ở dạng viêm, đặc biệt là viêm khớp. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể kèm theo các triệu chứng như cử động khó khăn, bị sưng, nóng, tấy đỏ,… Bệnh thường xảy ra ở tất cả các khớp, nhất là khớp ở bàn tay và bàn chân. Bên cạnh đó, còn gây tổn thương ở một số cơ quan như tim, da, phổi, mắt,… Cho đến nay, chưa có phương pháp chữa trị khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lâm sàng chỉ rõ, nếu người bệnh điều trị sớm bằng các thuốc DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs) thì các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

Bệnh đau thần kinh tọa

Khi bị đau thần kinh toạ, người bệnh thường có cảm giác đau nhức, cơn đau kéo dài từ mông xuống các bộ phận khác dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Do thoát vị đĩa đệm là tình trạng dây thần kinh tọa đau nhức do sự chèn ép của khối lồi ra của đĩa đệm.
  • Do thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng lỗ liên đốt cột sống bị xâm lấn bởi gai xương, đây là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống. Khi gai xương đủ lớn sẽ ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa và gây đau.
  • Do trượt đốt sống dẫn đến lỗ liên đốt cột sống bị hẹp và làm ảnh hưởng lớn đến dây thần kinh tọa.

Bị loãng xương

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương là do tuổi tác, thay đổi nội tiết tố hoặc dùng các loại thuốc gây loãng xương như thuốc corticosteroid, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu,… Lúc này, chức năng của xương suy giảm do quá trình chuyển hoá của bộ xương bị rối loạn, dẫn đến gãy xương. Bên cạnh đó, còn làm giảm chiều cao cơ thể đi kèm với cảm giác đau nhức ở vùng thắt lưng hoặc ở một hay hai bên mạn sườn.

Đối tượng chính thường mắc bệnh loãng xương phần lớn là người già.

Bệnh thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống tác động lớn đến xương dưới sụn, sụn và màng dịch khớp. Những người sau 30 tuổi thường mắc phải bệnh này, tuổi càng cao thì quá trình lão hóa càng tăng nhanh. Các bộ phận thường bị thoái hoá bao gồm:

  • Thoái hoá cột sống cổ thường đau ê ẩm ở vùng cổ, lan sang vùng bả vai hoặc cẳng tay. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn có thể tê bì đầu ngón tay, tức hốc mắt, ù tai,…
  • Thoái hoá cột sống lưng thường xảy ra tình trạng đau nhức ở vùng thắt lưng. Người bệnh có thể bị đau nhức từ mông xuống chân nếu bệnh chuyển biến nặng. Một số trường hợp bị đau nhức cả bàn chân.
  • Thoái hoá cột sống ngang ngực gây cảm giác đau ngang lưng và kéo ra trước ngực. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến khó thở.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh xương khớp?

Các bệnh về xương khớp đều ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc. Chính vì vậy, để ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể 

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp xương khớp luôn dẻo dai và chắc khỏe, hạn chế xảy ra các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của mình:Các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng: Các thành phần vitamin như A,C,B1,… và chất khoáng như kali, canxi, photpho thường có trong các loại trái cây, rau xanh.

Việc thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm này sẽ giúp tình trạng viêm khớp và các triệu chứng đau nhức được cải thiện. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như cam, đu đủ, chanh, dâu tây,… Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung một số loại rau như cải mầm, cải xoăn, rau bina để bổ sung khoáng chất cho cơ thể, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3: Các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá trích,… Việc hấp thụ các loại thực phẩm này sẽ làm ức chế phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, từ đó tình trạng đau nhức xương khớp được giảm bớt. Tuy nhiên, việc hấp thụ một lượng lớn thực phẩm chứa axit béo omega-3 gây tác động xấu đến quá trình đông máu của cơ thể, chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

  • Sử dụng nước hầm xương: Hoạt chất chondroitin và glucosamin có trong nước hầm xương đều đem đến tác dụng kích thích khả năng tái tạo của sụn khớp, từ đó làm xương chắc khỏe và ngăn ngừa quá trình thoái hoá khớp. Ngoài ra, trong nước hầm xương còn chứa nhiều canxi giúp làm tăng mật độ canxi trong xương, tránh xảy ra tình trạng loãng xương ở người già.
  • Bột ngũ cốc: Trong ngũ cốc thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng ngũ cốc đều đặn còn có tác dụng ức chế quá trình oxy hoá gây hại đến xương, từ đó giúp tránh được tình trạng lão hóa xương. Một số loại ngũ cốc mà người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn của mình như gạo lứt, lúa mì,…

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên để hạn chế tối thiểu các bệnh lý về xương khớp. Người bệnh có thể bắt đầu thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, đi bộ,… rồi dần dần tập các bài có cường độ nặng hơn. Hạn chế ngồi yên một chỗ trong suốt thời gian dài, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp.

Điều chỉnh cân nặng

Như đã đề cập ở trên, cân nặng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp. Khi bị thừa cân hoặc béo phì, lượng mỡ thừa sẽ tác động một lực rất lớn đến xương khớp và gây tổn thương. Chính bởi vậy, việc điều chỉnh lại cân nặng cũng là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế xảy ra tình trạng đau nhức xương khớp. Người bệnh có thể điều chỉnh bằng cách thường xuyên tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế hấp thụ các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,…

Bài viết trên đã tổng hợp các loại bệnh xương khớp thường gặp mà người bệnh cần lưu ý. Hy vọng, bạn đọc sẽ có phương pháp điều trị và phòng tránh kịp thời để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng

Xem thêm