5/5 - (1 bình chọn)

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe, Medici luôn thấu hiểu nỗi lo lắng về bệnh tật của các bạn, đặc biệt là bệnh về gan. Câu hỏi được nhận về nhiều nhất là:“có những xét nghiệm chẩn đoán xơ gan” nào cho kết quả chính xác nhất? Và hôm nay ICondom sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Khi nào cần xét nghiệm chẩn đoán xơ gan?

Theo thống kê vào năm 2018 của Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới (WCRF), có khoảng 840.000 người mới được phát hiện ung thư gan. Trên bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ tư về loại ung thư này. Bạn đừng thắc mắc vì sao hỏi xơ gan, nhưng được nhận thống kê về ung thư gan. Bởi xơ gan nếu không được phát hiện sớm và kịp thời thì hệ lụy chính là ung thư gan.

Xơ gan là tình trạng những vết sẹo được hình thành trên các tế bào gan bị tổn thương do viêm. Càng nhiều ổ viêm thì các mô xơ này càng xuất hiện, qua thời gian dài bị tổn thương mà không được khắc phục sẽ gây ra xơ gan và làm mất chức năng gan. Những nguyên nhân gây ra xơ gan thường là do mắc các bệnh viêm gan mạn tính B hay C, do người bệnh uống nhiều rượu bia trong thời gian dài, dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng tùy tiện các loại thuốc, những người thừa cân béo phì cũng dễ mắc xơ gan,…

Gan giữ nhiều chức năng quan trọng bao gồm: Thải độc, chuyển hóa và lưu trữ các chất, sản xuất mật,… Nên khi các chức năng này không còn hoạt động tốt thì cơ thể sẽ có các biểu hiện để bạn nhận biết gan đang gặp vấn đề như:

  • Các bộ phận trên cơ thể bắt đầu chuyển sang màu vàng, đặc biệt là da và mắt.
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Cùng với đó là cảm giác chán ăn, nhạt miệng, buồn nôn và ăn không ngon.
  • Cân nặng giảm sút bất thường không rõ nguyên do.
  • Mạch máu trên cơ thể lộ rõ và dãn như mạng nhện (hay còn gọi là sao mạch).
  • Nếu là phụ nữ thì kinh nguyệt không đều, thậm chí là mất kinh.
  • Đầu óc khó tập trung, trí nhớ cũng suy giảm và thường xuyên sốt không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể dễ bầm tím, chảy máu, hay ngứa da kéo dài và bụng trướng.
  • Nặng hơn có thể là biểu hiện nôn ra máu.

Nếu bạn đang có các dấu hiệu như trên thì lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm xơ gan ngay nhé!

Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan bạn nên biết

Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan

Sau khi thăm khám và xem xét các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán xơ gan và kiểm tra hình ảnh của gan như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: tiến hành tổng phân tích nước tiểu và điện giải niệu nếu cần.
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm các xét nghiệm như: Tổng phân tích tế bào máu, tốc độ đông máu, xét nghiệm sinh hóa máu (chức năng thận, bilirubin, protein, albumin, men gan, điện giải đồ,…).
  • Nội soi tiêu hóa: Giúp phát hiện giãn tĩnh mạch ở các vùng dạ dày, tá tràng,…
  • Xét nghiệm vi rút viêm gan (B,C,…): Các xét nghiệm này giúp bác sĩ loại trừ và chẩn đoán nguyên nhân gây xơ gan chính xác hơn.
  • Các xét nghiệm sinh hóa, tế bào, sinh thiết gan: Việc sinh thiết mô từ gan luôn mang lại các kết quả chính xác và có độ tin cậy cao.
  • Chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ và siêu âm gan: Điều này sẽ hỗ trợ bác sĩ xác định rõ mức độ tổn thương gan hiện tại.

Xét nghiệm chức năng gan

Hàng loạt xét nghiệm này sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm kiểm tra chức năng hoạt động của gan và mức độ xơ gan.

  • Alanin transaminase (ALT), L–Lactate dehydrogenase (LD), Aspartate transaminase (AST): Đây là 3 loại xét nghiệm nồng độ enzyme trong máu mà bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân xơ gan. Cơ chế của chúng đều có xu hướng phóng thích vào máu khi gan gặp các tổn thương. Do đó khi đọc kết quả xét nghiệm, tùy vào nồng độ của chúng trong máu cao hay thấp mà bác sĩ tiên lượng mức độ tổn thương gan.
  • Albumin và Protein toàn phần: Albumin là chất giúp duy trì áp lực keo trong máu, khi gan tổn thương các chỉ số trong máu của Albumin và protein sẽ giảm nhiều so với bình thường.
  • Bilirubin: chất này thường được bài tiết qua gan, do đó khi gan tổn thương và mất chức năng sẽ làm nồng độ Bilirubin tăng cao trong máu, hiện tượng vàng da là do chất này gây ra.

Nếu phát hiện xơ gan thì nên điều trị như thế nào?

Dựa vào kết quả từ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng xơ gan hiện tại của bạn. Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có các hướng điều trị khác nhau. 

Xơ gan được chia làm 2 giai đoạn:

  • Xơ gan còn bù: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này chức năng gan vẫn còn hoạt động được nhờ một số mô gan còn khỏe mạnh chưa bị xơ hóa. Nếu phát hiện ở giai đoạn này người bệnh có thể kéo dài sự sống trong nhiều năm liền nhờ các phương pháp điều trị.
  • Xơ gan mất bù: Khi đã đến giai đoạn này thì đa số các tế bào gan đã bị xơ hóa gần hết, gan mất đi chức năng và người bệnh cũng có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là ung thư gan.  

Hướng điều trị bệnh xơ gan:

Điều trị nguyên nhân gây xơ gan và các biến chứng thường gặp

Bất cứ căn bệnh nào cũng đều có tác nhân gây bệnh, do đó nếu loại bỏ được các nguyên nhân người bệnh sẽ kiểm soát được tốc độ phát triển của bệnh cũng như giảm thiểu biến chứng và có nhiều dấu hiệu khả quan cho việc kéo dài sự sống. Các biện pháp điều trị xơ gan bao gồm:

  • Sử dụng thuốc điều trị:
  • Nếu kết quả xét nghiệm hiển thị người bệnh mắc các bệnh viêm gan B, C thì việc sử dụng thuốc điều trị siêu vi cũng giúp hạn chế các tổn thương của gan.
  • Thuốc kiểm soát, điều trị xơ gan: Tùy theo từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp khắc phục triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
  • Cai bia rượu: Đa số những người xơ gan đều có tiền sử nghiện bia rượu, điều này gây tổn thương gan trầm trọng. Trong trường hợp này người bệnh vừa phải điều trị xơ gan vừa điều trị nghiện rượu.
  • Giảm cân: Việc thừa cân hoặc béo phì sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ, do đó giảm trọng lượng và giải phóng lượng mỡ dư thừa cũng giúp việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.
  • Chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Một chế độ ăn lành mạnh, ít muối sẽ kiểm soát tốt biến chứng cổ trướng, phù nề và cũng giảm thiểu tình trạng tăng áp tĩnh mạch nếu dùng kèm thuốc huyết áp.
  • Khám và xét nghiệm định kỳ: Để phòng ngừa ung thư gan người bệnh cũng cần thăm khám và làm các xét nghiệm định kỳ, nhằm để bác sĩ kịp thời phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư.

Điều trị bằng phẫu thuật ghép gan

Khi gan đã mất các chức năng để thực hiện nhiệm vụ thì việc ghép gan là lựa chọn cuối cùng. Bằng cách loại bỏ lá gan bị xơ hoá và thay vào đó lá gan khỏe mạnh, nguyên vẹn từ người hiến tạng. Tuy nhiên để tìm một lá gan phù hợp để cấy ghép rất khó khăn và cũng gây nhiều tốn kém.

Đa số người mắc bệnh xơ gan đều không thể kéo dài tuổi thọ được quá lâu. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh nên là sự lựa chọn ưu tiên, cho dù bạn không có các triệu chứng xơ gan, thì cũng nên thăm khám và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xơ gan định kỳ để có thể xua tan nỗi lo sợ về bệnh tật và sống an vui.

Xem thêm