Rate this post

Y học phương Đông cho rằng, thận khí hư gây ra thấp ứ trệ ở hạ tiêu, hỏa đốt tân dịch làm cho tạp chất trong nước tiểu tích tụ thành sỏi. Do vậy, phương pháp Đông y đề ra nguyên tắc điều trị bệnh là phá khí, hoạt huyết, loại bỏ hiện tượng ứ tắc khí trong thận. Vậy chữa sỏi thận bằng Đông y như thế nào thì hiệu quả cùng ICondom tìm hiểu về vấn đề này.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu nói chung là hiện tượng các chất vi lượng (Chủ yếu canxi, urat,…) lắng đọng ở thận tạo thành viên sỏi. Nếu viên sỏi lớn, sự cọ sát vào thành bàng quang hay niêm mạc của đường tiết niệu gây cảm giác đau quặn, tiếu dắt, tiểu buốt hoặc không tiểu được. Nặng hơn, khi các viên sỏi gây nên những cơn đau quặn thận làm bệnh nhân đau dữ dội.

Sỏi thận là căn bệnh rất phổ biến và ngày càng xuất hiện nhiều. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, suy thận nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Vì sao lại bị sỏi thận?

 Người bệnh bị sỏi thận chủ yếu là do uống ít nước, thói quen nhịn tiểu thường xuyên, ăn uống đồ ăn chứa nhiều protein động vật, nhiều canxi, oxalate,… sau nhiễm khuẩn tiết niệu, sử dụng thuốc bổ sung canxi lâu ngày hoặc không đúng cách,…

Do bẩm sinh rối loạn các chuyển hóa gây ra sỏi. Hoặc bẩm sinh hẹp đài bể thận, hẹp niệu quản cũng là nguyên nhân gây sỏi.

Tùy theo thành phần cấu tạo sỏi, phân thành sỏi canxi (chiếm 80%) và sỏi uric chiếm 10 – 15%.Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Sỏi thận xảy ra ở nam giới nhiều gấp 3 lần nữ giới.

Các triệu chứng thường gặp ở người bị sỏi thận

Các triệu chứng thường thấy do sỏi thận gây ra như: đau tức hoặc đau quặn vùng thắt lưng. Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu không hết, hoặc có thể đái ra máu, đái đục;…Hoặc có dấu hiệu tắc nghẽn: đát khó, đái ngắt quãng,..

Điều trị sỏi thận bằng tây y

Điều trị sỏi thận bằng Tây y nội khoa chủ yếu điều trị triệu chứng, khi đau nhiều uống thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn khi có các cơn đau quặn thận, kháng sinh chống nhiễm khuẩn,.

Tây y chủ yếu điều trị sỏi thận bằng ngoại khoa với phương pháp hiện đại như tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi, hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Các phương pháp này khá tốn kém và sỏi thường tái phát lại.

Sỏi thận theo quan điểm Đông y

Theo Y học cổ truyền, sỏi thận có tên bệnh danh là thạch lâm, thuộc pháp vi chứng Lâm.

Nguyên nhân gây bệnh theo đông y chủ yếu do thấp nhiệt, do ăn uống, sinh hoạt không điều độ làm nước tiểu kết lại rồi dồn xuống bàng quang làm cho việc khí hóa nước ở thận bị trở trệ; hoặc do lao lực, phòng dục quá độ lâu ngày làm thận âm hao tổn, thận âm hư làm ảnh hưởng đến chức năng khí hóa nước ở bàng quang, tạo cơ hội cho tạp chất trong nước tiểu kết lại thành sỏi.

Chữa sỏi thận bằng Đông y

Tùy theo thể bệnh mà Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc khác nhau, các bài thuốc này đều rất an toàn và có thể áp dụng tại nhà.

Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân bị sỏi thận thuộc thể thấp nhiệt khi có các biểu hiện tiểu dắt, nước tiểu vàng đục hoặc vàng lẫn đỏ, đau quặn nhiều kèm sốt cao, người khát nước.

Thể này dùng pháp điều trị chủ yếu là thanh nhiệt trừ thấp, hóa kiên.

Các bài thuốc có thể dùng là:

 Kim tiền thảo phơi khô 30g, Chi tử (hạt dành dành) 20g, quả núc nác bỏ hạt 16g, hoa, thạch xương bồ 8g, tỳ giải 30g, cam thảo 04g, ý dĩ 20g, mộc thông 12g, quế chi 4g, mã đề 20g.

Hoặc: sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, chi tử (hạt dành dành) 12g, cam thảo 06g, Mộc thông 12g, đại hoàng 08g,

Cách dùng: Rửa qua bằng nước sạch, cho vào ấm đất sắc như sắc thuốc bình thường, uống ngày 3 lần, uống nhiều nước càng tốt. Sử dụng sau 1 thời gian có thể tiều ra sỏi, sau khi hết triệu chứng của sỏi thận vẫn nên dùng thêm 1 tuần nữa để phòng tái phát.

Hoặc sử dụng kim tiền thảo, râu ngô hoặc bông mã phơi khô đun uống hàng ngày thay nước uống sau khi điều trị sỏi thận, điều trị các trường hợp sỏi thận nhỏ, dự phòng tái phát sỏi thận.

Thể thận hư: Những người bệnh thuộc thể này ngoài các triệu chứng về đường tiết niệu còn có biểu hiện người mệt mỏi nhiều, đau lưng mỏi gối, hay bị đau nhức xương khớp, có thể ù tai, di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ… Bài thuốc thường dùng: Hạt dây tơ hồng (sao vàng) 30g, thổ phục linh 10g, bông mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, thạch vĩ 12g, quy bản (mai rùa) 10g, tỳ giải 30g,

Cách dùng: Rửa sạch, cho vào ấm sắc 3 bát nước lấy 1 bát, chia ngày uống 3 lần trước bữa ăn.

Dự phòng sỏi thận

Để dự phòng bị sỏi thận, hay tái phát sỏi thận cần:

Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2l nước mỗi ngày.

Nước dùng cho ăn uống ít thành phần canxi

Với những trường hợp sỏi urat cho uống bicacbon natri để dự phòng.

Uống nước râu ngô, bông mã đề, hoặc kim tiền thảo thay nước uống hàng ngày là một trong các cách dự phòng sỏi thận phổ biến hiệu quả,…

Uống rượu ngâm chuối hột hoặc nước sắc chuối hột cũng là một cách giúp dự phòng sỏi thận.