Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến, ngoại việc khiến người ta đi ngoài liên tục còn kèm theo nôn mửa. Khiến người bệnh dễ mất nước nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn nước và điện giải, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đó chính là lý do ai cũng nên biết các cách trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc dưới đây.
1. Bệnh tiêu chảy nguyên nhân và triệu chứng
1.1 Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Do nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng: Cụ thể là do Rotavirus, một loại virus gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ em. Ngoài ra, tiêu chảy còn có thể do các loại virus khác như: Astrovirus, Calicivirus, Adenovirus… gây ra. Các vi trùng gây bệnh thường thấy là Shigella, Bacillus cereu, Vibrio Cholerae…
Do bệnh lý: Một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, hội chứng đau cơ xơ hóa, viêm ruột, viêm túi mật… cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đường ruột dẫn đến tiêu chảy.
Do các nguyên nhân khác: Bệnh tiêu chảy còn có thể mắc do ăn thực phẩm ô nhiễm, dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc, lo âu, căng thẳng…
1.2 Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Các triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, bụng đau, đầy hơi, đi tiêu nhiều lần, lúc nào cũng muốn vào nhà vệ sinh khẩn cấp. Người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, thậm chí ra máu khi đi ngoài và sốt.
Tiêu chảy được chia thành 2 loại là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp tính gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần. Còn tiêu chảy mãn tính thường kèm theo các triệu chứng như nóng ruột, dạ dày co thắt, chảy nước mắt, liên tục đi đại tiện, đau bụng âm ỉ.
2. Các cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhất
Lưu ý: Những cách trị tiêu chảy tại nhà này không có tác dụng cho trường hợp tiêu chảy do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc trước khi áp dụng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay như:
2.1 Uống trà hoa cúc
Sử dụng trà hoa cúc để cầm tiêu chảy là một biện pháp an toàn, lành tính và hiệu quả. Nó có tác dụng tốt với tình trạng tiêu chảy do viêm đường ruột. Vì trà hoa cúc có đặc tính chống co thắt nên rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích.Bạn có thể dùng trà hoa cúc đóng gói, chế biến sẵn, pha theo hướng dẫn để uống. Hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc với bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút để dùng. Mỗi ngày chỉ cần uống 3 tách trà hoa cúc tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.Lưu ý: Không sử dụng cho các trường hợp bị tiêu chảy do virus, do dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm. Vì trà hoa cúc có tác dụng cầm tiêu chảy, trong khi các trường hợp này cần đi ngoài để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài.
2.2 Uống nhiều nước
Khi bị tiêu chảy cấp tính, uống nước nhiều và liên tục sẽ giúp bù lại lượng nước, điện giải và một số chất khoáng bị mất. Để chống lại tình trạng mất nước, người bệnh nên uống 8 ly nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép hoa quả, trà pha với một chút đường, hoặc nước dừa. Nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều một lần. Có thể uống oresol để bổ sung nước và điện giải.Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng nước ngọt có ga khi đang bị tiêu chảy.
2.3 Uống trà vỏ cam
Trà vỏ cam là một phương thuốc dân gian có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được nhiều người áp dụng.Cách thực hiện:Cam rửa thật kỹ để loại bỏ chất bẩn và thuốc trừ sâu có thể còn sót lại trên vỏ.Lột lấy vỏ cam thêm vào 120ml nước sôi và hãm trong vài phút.Khi nước nguội, thêm vào một ít mật ong hoặc đường cho dễ uống.Sử dụng 2 – 3 lần/ngày để thấy tác dụng.Lưu ý: Chỉ nên sử dụng vỏ cam nhà trồng hoặc sản phẩm có chứng nhận để đảm bảo an toàn.
2.4 Trị tiêu chảy tại nhà bằng gừng
Trong Đông y, gừng là vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa trong đó có bệnh tiêu chảy cấp hiệu quả. Khi bạn bị tình trạng tiêu chảy, nôn ói do dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, có thể dùng gừng để cải thiện triệu chứng.
Cách thực hiện:
Gừng tươi rửa sạch, nướng lên, cạo vỏ rồi rửa lại một lần nữa cho sạch. Kế đó cắt gừng thành miếng nhỏ bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.
Lưu ý: Người gặp các chứng bệnh về gan, người bị sỏi mật, phụ nữ trong những tháng cuối thai kỳ, người thân nhiệt cao không nên sử dụng cách này.
2. 5 Trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc bằng ngải cứu
Trong y thư cổ, ngải cứu là cây thuốc vị đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa đau bụng do lạnh. Ngải cứu cũng có công dụng tốt trong việc kháng nấm tụ cầu vàng, khuẩn tả thổ. Sử dụng ngải cứu được xem là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
Dùng 6g lá ngải cứu tươi và hoa ngải cứu khô, tán nhuyễn cùng 15g gừng già, 10g trường bì, 30g nhục đậu khấu.
Cho tất cả vào ấm chuyên dụng sắc với 750ml nước đến khi còn 250ml thì chia làm 3 lần uống.
Sử dụng liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Ngải cứu dược tính cao, không nên sử dụng nhiều và không được sắc uống thay trà liên tục. Không dùng ngải cứu cho người rối loạn đường ruột cấp tính và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
2.6 Lá ổi trị tiêu chảy
Lá ổi cũng là một vị thuốc trị tiêu chảy cấp tốc được nhiều người sử dụng. Lá ổi vị chát, có khả năng kháng khuẩn, có thể điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Ngoài ra, hoạt chất từ lá ổi còn có khả năng giảm sự xuất tiết, kích thích ruột và làm co mạch.
Có nhiều cách dùng lá ổi để chữa tiêu chảy như nhai nuốt, uống nước. Cụ thể:
Lấy 4 – 5 búp ổi nhai với một ít muối, nuốt nước, bỏ bã.
Dùng 20g búp ổi, 10g gừng nướng, 10g vỏ quýt khô. Đem tất cả cắt nhỏ nấu với 400ml nước đến khi còn 100ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
Búp ổi, gạo rang, vỏ măng cụt mỗi thứ 20g cho vào sắc cùng 10g gừng nướng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Những bài thuốc trị tiêu chảy cấp tốc bằng lá ổi không áp dụng cho trường hợp dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Cũng không dùng cho trẻ mắc tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn.
2.7 Trị tiêu chảy bằng sữa chua
Các chuyên gia khuyến cáo: Người bị tiêu chảy không nên sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định, thế nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ.
Vì sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống có tác dụng khôi phục những vi khuẩn tốt cho đường ruột và tiêu diệt các vi khuẩn xấu gây tiêu chảy. Không chỉ vậy, các lợi khuẩn này còn giúp sản sinh axit lactic có thể hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc của vi khuẩn gây tiêu chảy.
Mỗi ngày ăn 2 bát sữa chua sẽ rất tốt cho người bị tiêu chảy. Đồng thời, có thể ăn kèm chuối, vì chuối có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thu chất lỏng trong ruột. Cách này giúp giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù đắp điện giải bị mất.
2.8 Trị tiêu chảy bằng lá cây nhót
Nhót là loại cây được trồng phổ biến ở miền Bắc và Trung, quả chín có màu đỏ, vị chua ngọt. Lá nhót tươi hoặc khô đều có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy cấp tốc.
Tham khảo các cách sử dụng như sau:
Lấy 6 – 12g lá nhót khô sắc với 400ml cho đến khi cạn còn 100ml thì chia làm 2 phần uống trong ngày.
Lấy 20 – 30g lá nhót tươi thái nhỏ, sao vàng, cũng sắc uống với nước như trên. Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng lá dạng bột kết hợp đỗ trọng nam với lượng bằng nhau để uống.
2.9 Trị tiêu chảy bằng gạo rang
Gạo rang là phương pháp dân gian quen thuộc trị tiêu chảy, được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
Lấy 10g gạo rang, 15g ngải cứu khô, 15g đường đỏ.
Cho 3 nguyên liệu này vào nước đun sôi từ 5 – 10 phút rồi để nguội.
Chia ra 2 lần uống trong ngày sẽ thấy hiệu quả.
2.10 Lá mơ lông trị tiêu chảy
Theo Đông y, lá mơ lông vị đắng, tính mát, có tác dụng tốt trong chữa trị tiêm viêm sát khuẩn. Đặc biệt hỗ trợ tốt để điều trị các bệnh về đường ruột nhất là tiêu chảy.
Cách chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà bằng lá mơ như sau:
Lấy 1 nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát cùng một quả trứng gà, đánh đều, thêm chút muối vừa ăn. Đem chưng hoặc nướng lên để ăn sẽ thấy hiệu quả.
Cũng có thể dùng 20g lá mơ, 10g nụ sim, tất cả rửa sạch thái nhuyễn, đun sôi với 500ml nước. Thấy còn 150 – 200ml thì tắt bếp, uống khi còn ấm.
2.11 Trị tiêu chảy tại nhà nhờ củ riềng
Củ riềng vừa là gia vị nấu ăn vừa là vị thuốc quý có thể giúp điều trị tiêu chảy khá hữu hiệu. Bài thuốc từ củ riềng vừa đơn giản vừa dễ làm hiệu quả lại cao. Vị thuốc này tác động sâu và hạn chế nhanh việc cơ thể bị mất nước ở bệnh nhân tiêu chảy.
Cách thực hiện: riềng tươi rửa sạch thái nhỏ, sao khô, tán thành bột, uống ngày 3 lần sau khi ăn. Bệnh nhân nên pha bột riềng cùng một chút mật ong rồi nặn thành những viên thuốc cho dễ uống và thuận tiện để bảo quản, sử dụng.
2.12 Trị tiêu chảy bằng ngọn rau sam
Dùng lá hoặc ngọn rau sam nấu cháo ăn là một trong những mẹo chữa tiêu chảy được các mẹ truyền tai nhau khá nhiều. Đặc biệt cách này còn áp dụng được để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Cách làm cháo rau sam khá đơn giản: Chỉ cần nấu cháo như bình thường rồi cho thêm lá và ngọn rau sam thái nhỏ vào nấu cùng rồi đem ra sử dụng. Người bị tiêu chảy cấp đặc biệt là trẻ em có thể ăn cháo rau sam thay cơm hàng ngày.
2.13 Chữa bệnh tiêu chảy bằng cây rau má
Theo Đông y rau má có tính mát, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều trị tiêu chảy, cảm sốt ít có vị thuốc nào sánh bằng. Cây rau má cũng là một trong những thực vật mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam.
Bài thuốc chữa tiêu chảy , tiêu chảy cấp từ cây rau má dễ làm, thực hiện khá đơn giản hiệu quả thì chẳng hề thua kém các loại thuốc đắt tiền.
Cách thực hiện: Rau má tươi rửa sạch sắc nước uống, ngày uống 2 -3 lần trước hoặc sau bữa ăn.
3. Khi nào nên áp dụng cách trị tiêu chảy tại nhà?
Nếu bạn bị tình trạng tiêu chảy mãn tính kéo dài từ 2 đến 3 tuần, đi ngoài liên tục, nôn mửa, mất nước nghiêm trọng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám. Còn nếu bạn mắc phải tình trạng tiêu chảy cấp tính. Tức là chỉ xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài thường xuyên, phân lỏng thì có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà như trên.
Ngoài ra, phương pháp điều trị tại nhà cũng chỉ nên áp dụng với các trường hợp tiêu chảy do lo âu, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc hoặc mắc hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực ăn, sử dụng thực phẩm ô nhiễm…
Hy vọng những mẹo trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc trên đây sẽ hữu ích với tất cả mọi người khi không may bị tiêu chảy.
Be the first to write a comment.