Trào ngược dạ dày nôn ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Cùng ICondom tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa khi gặp phải tình trạng này. Từ đó, giúp người bệnh chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng nếu không may mắc phải trào ngược dạ dày nôn ra máu.
Cơ chế từ trào ngược dạ dày đến nôn ra máu
Tình trạng acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra trào ngược dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng lên thực quản và các cơ quan hầu họng. Sự tổn thương do acid trào ngược ảnh hưởng đến các cơ quan này cũng sẽ gây ra những biến chứng từ nhẹ đến nặng. Một trong số đó chính là biến chứng nôn ra máu.
Lượng acid trào ngược phải rất nhiều và thường xuyên mới có thể gây nôn ra máu. Lượng máu nôn ra ít hay nhiều phụ thuộc phần lớn vào mức độ tổn thương nhưng triệu chứng chung vẫn là đi ngoài phân đen và máu đông cục.
Theo Hiệp hội Tiêu Hoá Toàn Cầu (WGO), trào ngược dạ dày nôn ra máu chính là giai đoạn nặng của bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh cần biết cách xử trí tốt tại nhà và nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám ngay khi có thể.
Theo Ngoại khoa tiêu hóa thuộc ĐH Y Dược TP HCM, tình trạng nôn ra máu hay xuất huyết tiêu hóa do trào ngược dạ dày là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong cho xuất huyết tiêu hóa chảy máu ồ ạt lên đến 30%.
Trào ngược dạ dày nôn ra máu gây ra biến chứng nguy hiểm nào?
Trào ngược dạ dày nôn ra máu cảnh báo nguy cơ xuất hiện 3 biến chứng phổ biến sau:
Loét thực quản
Axit dạ dày có đặc tính ăn mòn và gây kích ứng mạnh mẽ. Khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày sẽ nhanh chóng làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến loét thực quản gây chảy máu. Khi người bệnh ăn phải đồ ăn cứng sẽ có thể gây cọ sát vào chỗ loét làm máu chảy nhiều hơn.
Ngoài nôn ra máu, người bị loét thực quản còn hay thấy khó nuốt, cổ họng như có gì bị vướng mắc, đau tức ngực, ợ chua,…
Loét thực quản nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác như hẹp thực quản, Barrett thực quản – nguyên nhân gây tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Barrett thực quản
Người bị trào ngược dạ dày thời gian dài rất dễ bị biến chứng thành Barrett thực quản. Nếu mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu bã cà phê. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như ợ nóng, ợ chua, đau ngực, thấy vướng víu nơi cổ họng, khó nuốt,…
Bệnh tăng nguy cơ ung thư thực quản nên người bệnh cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện các tế bào tiền ung thư. Điều trị giai đoạn sớm sẽ giúp ngăn ngừa tiến triển lên ung thư thực quản hiệu quả.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới và rất nguy hiểm. Bệnh có thể phát triển từ Barrett thực quản. Tùy từng giai đoạn, biểu hiện bệnh có sự khác nhau.
Giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện gì cụ thể. Người bệnh chỉ thấy hơi khó nuốt. Khi nuốt nước bọt thấy hơi vướng như có khối u, hay bị đau ngực nhẹ kèm ho khan, ợ nóng.
Ở những giai đoạn tiếp theo, khi ung thư tiến triển thì triệu chứng sẽ ngày một nặng và tăng lên. Bệnh nhân sẽ bị nôn ra máu, sụt cân bất thường, khó thở, nuốt đau, tức ngực, khàn tiếng. Sức khỏe người bệnh sẽ ngày một suy kiệt và nguy cơ tử vong rất cao nếu phát hiện ở giai đoạn cuối.
Khi bị trào ngược dạ dày nôn ra máu cần xử trí thế nào?
Nếu không may gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày nôn ra máu, người bệnh cần biết cách xử trí tốt để bảo vệ chính mình. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Xử trí ban đầu khi bị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Trường hợp nôn ra chút máu xong dừng lại, người bệnh tưởng bị nhẹ nhưng thực tế là máu vẫn tiếp tục rỉ trong dạ dày. Vì thế, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Hành động đúng khi gặp tình trạng nôn ra máu:
- Gọi ngay cho người thân để được đưa đến bệnh viện kịp thời.
- Không được ăn gì nếu thấy không cần thiết. Nếu quá đói chỉ được thử ăn đồ mềm và dễ nuốt.
- Có thể uống nước nhưng uống thành từng ngụm nhỏ. Có thể dùng nước lạnh giúp cầm máu.
- Trong khi chờ người thân đến đưa đi viện, hãy cố gắng nằm cao đầu và giữ cho cơ thể thật thoải mái.
- Tự ước lượng máu nôn ra trước khi đi khám là một ly nhỏ, một ca hay một chậu.
- Khi đi khám hay mang theo tất cả các đơn thuốc đang sử dụng để điều trị.
Trường hợp cần đưa đi cấp cứu ngay
- Nôn ra nhiều máu hoặc nôn ra máu liên tục gây nguy hiểm tính mạng.
- Bị tụt huyết áp, không đi tiểu hoặc đi ít hơn 3 lần và số lượng nước tiểu ít.
- Mạch đập nhanh hơn 120 nhịp/phút hoặc cao hơn nhịp tim bình thường 20 nhịp
- Cảm thấy lơ mơ không tỉnh táo.
Cách điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Nếu bạn bị nôn ra nhiều máu thì sẽ cần phải truyền máu để bù lại lượng đã mất. Còn chỉ nôn ra lượng ít máu thì không cần thiết phải truyền máu.
Muốn điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu hiệu quả cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Dù nguyên nhân cụ thể là gì thì việc điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày là đặc biệt quan trọng. Vì bệnh này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến chứng nôn ra máu.
Phòng ngừa biến chứng trào ngược dạ dày nôn ra máu
- Nên xây dựng một lối sống lành mạnh gồm bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ và ngủ đủ, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học.
- Không dùng các loại thuốc chuyên điều trị các bệnh về đau cơ xương khớp như Aspirin và Nsaids.
- Trong vòng 2 tiếng sau ăn không nên nằm xuống.
- Không được ăn quá nhiều và quá no trong một bữa.
- Mặc quần áo thoải mái, không nên mặc đồ quá bó, chật.
- Tích cực giảm cân nếu bị béo bụng.
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì thế, bạn không được chủ quan mà cần đến bệnh viện thăm khám kịp thời để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó, có phương pháp điều trị đúng đắn để cải thiện bệnh hiệu quả và tránh không gặp phải những biến chứng nặng hơn.
Xem thêm
Be the first to write a comment.