5/5 - (2 bình chọn)

Dựa vào chỉ số đường huyết, bạn có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của mình. Thế nhưng, nhiều người vẫn thắc mắc liệu chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không và phương pháp điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng ICondom tìm hiểu nhé!

 Chỉ số đường huyết bình thường

Bệnh tiểu đường là bệnh lý mãn tính có biểu hiện lượng đường (glucose) trong máu cao hơn mức an toàn của người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc thiếu tác động với insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong máu. 

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose có trong máu tại thời điểm được đo, tính theo đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Chính vì chế độ ăn uống và sinh hoạt trong ngày của chúng ta luôn có sự thay đổi nên nồng độ glucose trong máu cũng liên tục thay đổi.

Chỉ số đường huyết bình thường 

Phụ thuộc vào thời điểm đo hoặc phương pháp đo, chỉ số đường huyết sẽ có riêng các mức ngưỡng bình thường khác nhau tùy từng trường hợp. Cụ thể:

  • Thời điểm bất kỳ: dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Thời điểm cơ thể đói: dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/l).
  • Thời điểm sau bữa ăn no: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • Nghiệm pháp dung nạp đường huyết: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l)
  • HbA1C: dưới 5,7 %.

 Đường huyết lúc đói 

Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, sau một giấc ngủ tầm 8 tiếng nhịn ăn vào ban đêm. Lúc này, cơ thể chưa ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết nằm trong khoảng 70 – 92 mg/dL (3.9 – 5.0 mmol/L) là mức bình thường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chỉ số đường huyết lúc đói ổn định trong khoảng trên thì bệnh tiểu đường sẽ không có nguy cơ phát triển trong vòng hơn 10 – 15 năm tới.

Đường huyết sau ăn 

Chỉ số này sẽ được đo trong vòng từ 1 đến 2 giờ sau bữa ăn. Chỉ số đường huyết sau bữa ăn no của người bình thường là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L).

Phương pháp dung nạp glucose 

Chỉ số đường huyết dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l) trong trường hợp này là bình thường. 

Nghiệm pháp này thường được tiến hành vào buổi sáng, cụ thể với số giờ nhịn đói từ 10 – 14 giờ trở lên. Trong khi đó, bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói trước. Sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút để đo khả năng sử dụng glucose của cơ thể. Trong thời gian làm nghiệm pháp bệnh nhân có thể ngồi nghỉ ngơi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê.

Phương pháp xét nghiệm nồng độ Hemoglobin A1c (HbA1c)

HbA1c ở dưới mức 42 mmol/mol (5,7%) là ngưỡng bình thường. Đây là loại xét nghiệm giúp chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường dựa vào nồng độ glucose có trong máu.

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết bình thường là dưới 7 mmol/l. Vậy nên, mức chỉ số 7.2 được xem là hơi cao một chút so với giới hạn cho phép. Nếu tính ở thời điểm hiện tại và chỉ xét riêng chỉ số này thì tình trạng bệnh sẽ không có quá nhiều diễn biến nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục để mức chỉ số đường huyết khi đói từ 7 mmol/l trở lên trong thời gian dài thì sẽ rất nguy hiểm.

Khi tình trạng đường huyết tăng cao và diễn biến trong thời gian dài thì sẽ dễ gây ra rất nhiều tổn thương khác cho cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và hệ thống mạch máu. Điều này dẫn đến hậu quả là các chức năng của cơ quan trong cơ thể dần bị suy yếu và người bệnh cũng dần gặp biến chứng nguy hiểm.

Với câu hỏi mức tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không thì hiện tại, mức này đang ở “thời điểm vàng” để điều trị bệnh tiểu đường. Nếu biết sớm tình trạng của bản thân và cố gắng nắm bắt cơ hội thì sẽ dễ dàng hơn trong quá trình điều trị. Mức đường huyết cũng sẽ dễ dàng giảm về ngưỡng an toàn, cơ thể dần hồi phục các cơ quan và giảm thiểu tối đa những nguy cơ gây biến chứng sau này.

Cách điều trị chỉ số tiểu đường 7.2

Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội điều trị sớm, bệnh nhân có mức tiểu đường 7.2 có thể tham khảo kết hợp nhiều phương pháp khác. Quá trình điều trị tiểu đường sẽ càng dễ dàng hơn với chúng ta nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Hãy tham khảo qua một số cách sau từ ICondom để giúp mức đường huyết luôn ổn định:

Chế độ ăn uống

  • Về loại thực phẩm: Bạn nên cân nhắc lựa chọn những thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Ví dụ như: rau xanh và các loại thực phẩm ít tinh bột (khoai lang, đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt),… kết hợp với một số loại trái cây họ có múi, ít ngọt như cam và bưởi. 

Ngoài ra, các loại thực phẩm có màu xanh và đỏ tươi cũng sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ vào hàm lượng anthocyanins cao. Bạn hạn chế không nên ăn quá nhiều thực phẩm tinh bột như: cơm, gạo trắng, các loại bún miến, bánh ngọt hay bánh làm từ bột mì,… và cả các loại trái cây ngọt như vải, nhãn, sầu riêng.

  • Về cân nặng cơ thể: Nếu cơ thể đang trong tình trạng thừa cân, bạn có thể giảm cân với chế độ ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng không được để cơ thể quá đói hoặc không đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu.
  • Về cách ăn: Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình cải thiện tiểu đường 7.2. Bạn có thể bắt đầu bữa ăn với món rau và uống nước canh trước để làm giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời, chất xơ trong nước canh rau cũng sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường từ các loại thực phẩm khác.
  • Về chế độ ăn uống: Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là cần cân đối các thành phần dinh dưỡng. Mức khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15 – 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày, giúp cơ thể được ổn định mức đường huyết, vậy nên bạn không được bỏ bữa sáng.

Chế độ vận động

Vận động và tập luyện không những giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh mà còn giúp tăng khả năng sử dụng đường tại mô cơ. Nhờ đó làm giảm đường huyết và cải thiện tình trạng tiểu đường 7.2. Đồng thời, tập luyện thường xuyên còn mang lại lợi ích lâu dài giúp đẩy lùi tình trạng cơ thể kháng insulin. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số đường huyết của cơ thể lâm vào tình trạng tăng vọt mà người bệnh không thể kiểm soát.

Chế độ luyện tập thể dục hàng ngày của người mắc bệnh tiểu đường là rất quan trọng và cần thiết. Dưới đây Medici sẽ chia sẻ những loại bài luyện tập tốt mà người bệnh tiểu đường nên lựa chọn:

  • Đi bộ hàng ngày kết hợp hít thở không khí trong lành. 
  • Môn nhảy. 
  • Bơi lội. 
  • Đạp xe. 
  • Một số bài tập tăng cường sức mạnh: nâng chai nước, chống đẩy, cơ bụng,…
  • Làm vườn.
  • Tập yoga. 
  • Tập thái cực quyền (taichi).

Chế độ sinh hoạt

Thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý và lành mạnh hơn chính là một trong những yếu tố vàng giúp cải thiện nhanh chóng mức tiểu đường 7.2. 

  • Việc ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn được sảng khoái và tràn đầy năng lượng mới. Đồng thời hỗ trợ thư giãn mạch máu, nhờ đó kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường. Chú ý ngủ sớm và không nên thức khuya, việc ngủ nhiều vào ban ngày (ngủ nướng) cũng sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và uể oải hơn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng nhất cần đáp ứng nếu bạn đang ở mức tiểu đường 7.2. Bởi vì lượng đường huyết có thể dễ dàng tăng cao hơn nếu cơ thể của bạn bị mất nước. Bên cạnh đó, khi cơ thể đủ nước sẽ giúp tăng khả năng loại bỏ độc tố ra ngoài nếu bạn phải dùng thuốc điều trị dài ngày. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe như trà hoa sen, hoa cúc,… Điều này giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác.
  • Chúng ta cần nhận biết sớm mức đường huyết hiện tại, đồng thời theo dõi thường xuyên chỉ số này của người thân. Điều này giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ

  • Người bệnh và gia đình cần theo dõi đường huyết thường xuyên, đều đặn. Đừng quên sử dụng đều đặn thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đảm bảo tuân thủ theo đơn thuốc được kê cũng như lộ trình điều trị của bác sĩ. Bạn không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ tư vấn.
  • Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường, người bệnh nên đặt lịch khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi tận tình. Nếu có điều kiện, người bệnh cũng có thể mua máy đo đường huyết tại các hệ thống phân phối uy tín để sử dụng tại nhà. 

Thắc mắc: “Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không” đã có lời giải đáp. Mong rằng các thông tin do Medici cung cấp trên đây sẽ giúp các độc giả có cái nhìn tổng quát về trình trạng chỉ số tiểu đường 7.2 và cách điều trị. Chủ động nâng cao hiểu biết về bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta dễ dàng làm chủ được căn bệnh này.

Xem thêm