5/5 - (1 bình chọn)

“Đau dạ dày có nguy hiểm không” là một thắc mắc mà nhiều người bệnh lo lắng đặt ra. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải, nhưng hãy cẩn trọng nếu bạn không muốn đau dạ dày tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICondom tìm hiểu những thông tin về bệnh, cũng như 4 biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày mà bạn chớ coi thường.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày thường xuyên xuất hiện những cơn đau âm ỉ, gây khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này diễn ra do dạ dày bị tổn thương, đa phần nguyên nhân đến từ dạ dày bị viêm loét.

Những dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh đau dạ dày có thể gặp phải:

  • Cơn đau xuất hiện khi ăn no hoặc đói.
  • Cảm giác ăn không ngon miệng dẫn đến chán ăn.
  • Xuất hiện tình trạng ợ hơi hoặc ợ chua.
  • Buồn nôn.
  • Chướng bụng.

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Đau dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trường hợp phổ biến như:

  • Đau dạ dày do nhiễm HP (có tên khoa học là Helicobacter pylori): là một loại virus sống trong dạ dày, virus HP lây nhiễm khi dùng nước bẩn, không được xử lý hoặc lây nhiễm qua nước bọt và phân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau dạ dày phổ biến nhất.
  • Đau dạ dày do rượu, bia: cồn chính là tác nhân làm cản trở sự tiết dịch nhầy trong thành ruột để bảo vệ niêm mạc. Khi dùng quá nhiều rượu bia, hàm lượng cồn sẽ tích tụ lại, lâu ngày tạo cơ hội cho axit hoạt động mạnh mẽ, gây tổn thương lên dạ dày.
  • Đau dạ dày do dùng thuốc lá: trong khói thuốc lá có chứa chất nicotine, chất này làm tăng bài tiết axit trong dạ dày và khiến quá trình hồi phục niêm mạc tế bào bị cản trở.
  • Đau dạ dày do lạm dụng thuốc: trong một số loại thuốc tây có chứa thành phần làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, ngoài ra kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra đau dạ dày khi tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.
  • Đau dạ dày do thói quen ăn uống: thường xuyên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, không tập trung trong quá trình ăn, thường xuyên ăn khuya, bỏ bữa nhất là bữa sáng, ăn đồ cay nóng, ăn uống đồ chưa chín… đều có thể làm cho dạ dày làm việc quá sức và dẫn đến đau dạ dày.
  • Đau dạ dày do stress: thường xuyên gặp stress, căng thẳng trong công việc hay gặp áp lực, có thể làm gia tăng tình trạng co thắt ở thực quản, điều này có thể làm tăng axit trong dạ dày và làm tổn thương lên niêm mạc dạ dày.

Mức độ nguy hiểm của đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa không hiếm gặp, những cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện xen kẽ gây khó chịu vô cùng cho người mắc phải.

Vậy đau dạ dày có nguy hiểm không?

Nếu sớm được điều trị nghiêm túc, thay đổi lối sinh hoạt, đau dạ dày sẽ nhanh chóng hết đi và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Và ngược lại, nếu không sớm điều trị, sự tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc dạ dày sẽ là nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với nhiều người ở giai đoạn đầu khi bị đau dạ dày, thường xuất hiện triệu chứng nhẹ, nhiều người có tâm lý chủ quan căn bệnh sẽ tự khỏi. Chính vì sự chủ quan này mà tình trạng đau dạ dày có cơ hội tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể gây ra tử vong với những trường hợp nặng.

4 Biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào trong ống tiêu hóa. Có hai triệu chứng đặc trưng là ói ra máu và đi cầu ra máu. Khi gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột và dữ dội. Cơ thể mệt mỏi, thường cảm thấy chóng mặt và buồn nôn.

Đây là biến chứng nguy hiểm, tùy vào mức độ tổn thương ở lớp niêm mạc mà tình trạng xuất huyết có thể nhiều hay ít. Thiếu máu lên não có thể gây ra nhũn não, nhồi máu cơ tim, mắc các bệnh tim mạch, thậm chí gây tử vong.

Hẹp môn vị

Môn vị là một van cơ bắp chứa thức ăn ở dạ dày, nằm ở giữa dạ dày và ruột non Hẹp môn vị là tình trạng khiến thức ăn bị tắc nghẽn ở dạ dày không thể xuống được ruột non và hoàn thành giai đoạn tiếp theo của quá trình tiêu hóa.

Vào giai đoạn đầu, biến chứng gây ra những tình trạng có biểu hiện giống như rối loạn tiêu hóa: chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi,… khi trở nặng, sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau kéo dài và tình trạng đau nặng hơn.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là tình trạng thành dạ dày xuất hiện một lỗ hổng, đây là biến chứng cấp tính của đau dạ dày, giai đoạn nguy hiểm có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp: Xuất hiện cơn đau dữ dội, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, cơn đau nặng hơn nếu thở mạnh,…

Ung thư dạ dày

Là biến chứng ác tính và cực kỳ nguy hiểm của đau dạ dày. Với tỷ lệ tử vong cao, thông tin về thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “năm 2018, ước tính trên toàn thế giới có hơn 1.033.000 ca ung thư dạ dày và có khoảng 800.000 ca tử vong”. Ung thư dạ dày là căn bệnh rất khó điều trị, nhất là khi đã bước vào giai đoạn cuối.

Giai đoạn đầu, người bệnh khó có thể phát hiện ra tình trạng bệnh của mình khi không xuất hiện biến chứng rõ ràng. Phần lớn các bệnh nhân phát hiện khi đã bước vào những giai đoạn cuối. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như: Khó tiêu, ợ chua, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, sụt cân, tiêu chảy hoặc táo bón, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, xuất huyết tiêu hóa,….

Những cách để hỗ trợ điều trị đau dạ dày mà bạn nên biết

Để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày, điều đầu tiên bạn phải xem xét đó là thói quen sinh hoạt hàng ngày của bản thân, nếu không thì những biện pháp điều trị cũng sẽ vô ích hoặc nếu được chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị và phòng tránh đau dạ dày:

  • Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống chứa cồn.
  • Không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng.
  • Hạn chế uống đồ chua như cam, chanh, bưởi,….
  • Không nên lạm dụng thuốc tây, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
  • Tránh thức khuya, làm việc quá sức, hãy sắp xếp thời gian hợp lý.
  • Ăn uống lành mạnh, không ăn uống đồ chưa chín, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Nên đến bác sĩ để được thăm khám và  có chỉ dẫn điều trị tốt nhất. Khi bước vào quá trình điều trị phải duy trì, đến đúng hẹn tái khám. Thường xuyên khám tổng quát để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh.

Đau dạ dày vốn là một căn bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi nếu chúng ta nghiêm túc điều trị. Đừng chủ quan vì căn bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao. Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “đau dạ dày có nguy hiểm không”?

Xem thêm