Đau đầu vùng chẩm hay còn được biết đến với tên gọi đau dây thần kinh chẩm là một trong những bệnh vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác đau đầu vùng chẩm là gì và dấu hiệu của bệnh để tìm được phương pháp điều trị hợp lý. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ là điều mà bạn không nên bỏ lỡ.
Với người bị đau đầu vùng chẩm, những cơn đau liên tục hoặc đau thành nhịp sẽ thường xuyên xuất hiện. Kèm theo đó, đôi khi người bệnh cảm thấy đau rát, xen kẽ đau nhói như bị điện giật. Để điều trị bệnh hiệu quả, việc tìm hiểu khái niệm, dấu hiệu nhận biết bệnh luôn là điều quan trọng hàng đầu.
1. Đau đầu vùng chẩm là gì?
Đau đầu vùng chẩm là chứng bệnh đau đầu có liên quan đến các dây thần kinh chẩm. Đây vốn là hai đôi dây thần kinh có vị trí xuất phát tại đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (được viết tắt là C2, C3). Thông thường, người bệnh sẽ thấy xuất hiện cơn đau tại vị trí nền sọ ngay vùng sau gáy. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhanh chóng phát triển và lan tới vùng sau mắt, phía sau, phía trước và cả hai bên đầu khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
2. Nguyên nhân gây đau đầu vùng chẩm
Điểu đặc biệt của đau đầu vùng chẩm là có thể có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân.
Cụ thể, thông thường đau đầu vùng chẩm có liên quan đến một số chứng bệnh khác như chấn thương, u, viêm xương khớp, gout, đái tháo đường, nhiễm trùng, xuất huyết… Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau thần kinh chẩm xuất hiện khi người bệnh bị căng cơ cổ mãn tính hoặc đau mà không xác định được nguyên nhân.
3. Những triệu chứng cơ bản của đau đầu vùng chẩm
Sau khi tìm hiểu đau đầu vùng chẩm là gì, tìm hiểu những triệu chứng cơ bản là điều vô cùng quan trọng, giúp chẩn đoán bệnh chính xác để tìm ra được phương hướng điều trị phù hợp.
Theo mô tả, cơn đau đầu vùng chẩm có nhiều nét tương tự với đau nửa đầu hoặc đau đầu cụm. Cảm giác đau xuất hiện thành nhịp, liên tục, đôi khi xen kẽ những cơn đau đột ngột, đau nhói. Sau khi xuất hiện từ nền hộp sọ, cơn đau dần dần lan sang phía sau hoặc dọc theo phần bên đầu.
Ngoài những dấu hiệu cơ bản như trên, một số trường hợp cảm thấy xuất hiện cảm giác đau phía sau mắt, thậm chí cử động cổ cũng thấy đau. Do phần da đầu nhạy cảm, do đó việc chải tóc cũng có thể khiến cơn đau gia tăng mức độ.
4. Làm thế nào để chẩn đoán đau đau đầu vùng chẩm
Khái niệm đau đầu vùng chẩm là gì đã được làm rõ. Vậy làm thế nào để bạn biết được mình đang mắc bệnh hay không? Việc chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm sẽ giúp tìm ra được phương án điều trị phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, đây là điều không hề đơn giản, cần được khám, xét nghiệm kỹ lưỡng.
Để phân biệt với những chứng bệnh đau đầu khác, các bác sĩ sẽ ghi lại dấu hiệu và yêu cầu người bệnh thực hiện một số hình thức thăm khám sau đây:
- Chụp MRI (cộng hưởng từ): Giải pháp này thường được thực hiện đầu tiên. Qua việc chụp cộng hưởng từ có thể sẽ mang đến chẩn đoán người bệnh có bị chèn ép tủy sống từ xương, đĩa đệm hoặc máu tụ hay không.
- Chụp CT scan: Chụp CT hay CAT scan sẽ mang đến kết quả hình dạng và kích thước của ống sống cũng như thành phần và các cấu trúc xung quanh.
Do bị đau đầu vùng chẩm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thế nên, tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả là điều được hầu hết mọi người quan tâm, tìm kiếm.
Trong trường hợp này, tùy từng mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số hình thức điều trị như: điều trị không phẫu thuật, phong bế dây thần kinh qua da, can thiệp bằng phẫu thuật, giải ép mạch máu vi phẫu, kích thích thần kinh chẩm…
Trên đây là những thông tin về hội chứng đau đầu vùng chẩm mà các bạn có thể quan tâm, tìm hiểu. Sau khi biết được đau đầu vùng chẩm là gì và dấu hiệu nhận biết, các bạn hãy chú ý để thăm khám, điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh phát triển sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Xem thêm
Be the first to write a comment.