Viêm ruột thừa sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Sẽ có những câu hỏi đau ruột thừa ở bên nào? Bên trái hay bên phải? Triệu chứng như thế nào? Để có thể tránh những biến chứng không đáng có và chữa trị kịp thời, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này.
Đau ruột thừa là đau chỗ nào?
Trong một cuộc khảo sát nhỏ, có đến 800 người trong số 1000 người làm khảo sát không biết đau ruột thừa ở bên nào. Điều này là mối nguy hại rất lớn đối với tính mạng người bệnh nếu bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Đau ruột thừa nằm bên phải của bụng
Ruột thừa là một đoạn ruột dư, nằm bên phải của bụng, một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với ruột già. Khi thức ăn hoặc một số nguyên nhân khiến ruột thừa bị tắc nghẽn, viêm làm người bệnh đau bụng, nên được gọi là “đau ruột thừa”.
Bạn cần lưu ý một số bệnh lý dưới đây vì chúng cũng có những dấu hiệu tương tự đau ruột thừa:
- Các bệnh rối loạn hệ thống tiết niệu như nhiễm trùng đường niệu, thận và tinh hoàn.
- Người bị táo bón, tắc viêm tụy, thủng dạ dày, viêm túi thừa, túi mật trực tràng, viêm túi mật…
- Bệnh viêm khung chậu, thai ngoài tử cung và vỡ nang trong buồng trứng.
- Các bệnh lý khác như viêm phổi, nhiễm xeton axit đái đường, phản ứng phụ của của liệu pháp điều hoà miễn dịch.
Nguyên nhân đau ruột thừa
Nguyên nhân gây ra đau ruột thừa là do ruột bị ứ đọng dịch tiết, tắc nghẽn và tăng áp lực trong lòng ruột. Vấn đề này gây ra tình trạng thành ruột thừa bị thiếu máu nặng dần và hình thành nhiễm trùng do các chủng có ở mạnh tráng gồm các vi khuẩn Gram (-) (Coli Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas), cầu khuẩn đường ruột và các vi khuẩn yếm khí (Bacteroide fragilis).
Lòng ruột thừa bị tắc
Lòng ruột thừa bị tắc bởi một số lí do sau:
- Xuất hiện sỏi phân ruột thừa, các loại giun đũa, giun kim chui vào lòng ruột thừa;
- Hệ thống các nang lympho trong lòng ruột thừa sưng to làm bít miệng ruột thừa
- Các chất niêm dịch trong lòng ruột thừa cô đặc lại tạo thành những bọc niêm dịch ruột thừa
- Co thắt ở đáy hoặc gốc ruột thừa
- Ruột thừa bị gấp do dính hay do dây chằng cũng là nguyên nhân gây tắc lòng ruột thừa.
Ruột thừa bị nhiễm trùng
Khi ruột thừa bị tắc, vi khuẩn trong lòng ruột thừa được cơ hội phát triển gây nên tình trạng viêm và nhiễm trùng. Ngoài ra, nhiễm trùng ruột thừa còn do tình trạng nhiễm trùng ở phổi, tai, mũi, họng gây ra nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường ít gặp phải.
Mạch máu ruột thừa bị tắc nghẽn
Do tắc lòng ruột thừa: Áp lực lòng ruột thừa tăng lên gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng thành ruột gây rối loạn tuần hoàn thành ruột thừa.
Do nhiễm trùng: Độc tố của vi trùng Gr (-) gây tắc mạch có thể dẫn đến hoại tử ruột thừa
Đau ruột thừa kéo dài bao lâu?
Khi xuất hiện cơn đau lan xuống hố chậu bên phải, bạn cần suy nghĩ đến cơn đau ruột thừa. Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài từ 12 – 18 giờ đồng hồ; sau đó, cơn đau bắt đầu tăng dần lên, đau nhiều khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đi đứng hoặc gây áp lực lên vùng bụng phải.
Ngoài ra, đau ruột thừa còn xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau bụng: đau âm ỉ quanh rốn sau đó lan dần xuống khu trú ở hố chậu phải, khi để lâu sẽ có hiện tượng đau bụng dữ dội.
- Nôn: bạn cần đến bệnh viện ngay khi thấy 3 dấu hiệu sau xuất hiện cùng lúc “buồn nôn, nôn và đau bụng”.
Buồn nôn, nôn là triệu chứng đau ruột thừa
- Chán ăn: bạn sẽ thấy ăn không ngon miệng và thậm chí không muốn ăn là do rối loạn của đường ruột gây ra.
- Chướng bụng: tình trạng rối loạn đại tiện hoặc táo bón, bụng dí vào thường cứng hơn bình thường.
- Sốt nhẹ: có hiện tượng sốt khoảng 38 độ C, nhịp tim đập nhanh. Thường người bệnh sẽ không để ý cho đến khi sốt cao, run và ớn lạnh.
- Thành bụng căng cứng: bạn sẽ cảm thấy cứng bụng và có cục cứng khi ấn vào. Khi những cơn đau ngày một gia tăng sẽ khiến ruột thừa bị vỡ ra, nếu không được xử lý kịp thời, vỡ ruột thừa sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đau ruột thừa ở trẻ em có gì khác biệt
Đôi khi, có những người bệnh không xuất hiện những triệu chứng như trên hoặc vị trí đau có phần khác nhau. Đặc biệt đối với phụ nữ hoặc trẻ nhỏ.
Đối với phụ nữ: do vị trí đau khác nhau có thể gây nhầm lẫn sang bệnh về dạ dày, nang buồng trứng bên phải
Đối với trẻ em: bố mẹ thường khó xác định được chính xác vị trí đau nên thường nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Vì thế, khi có những dấu hiệu đau bụng như trên cần phải đến bệnh viện khám để chuẩn đoán xem có bị đau ruột thừa hay không. Bạn không tự ý uống thuốc, gây khó chẩn đoán bệnh. Phần ruột thừa bị viêm sẽ nhiễm trùng ruột gây hoại tử, áp xe ruột thừa, viêm phúc mạc… thậm chí là nguy cơ tử vong cao.
Be the first to write a comment.