5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, có rất nhiều người đang băn khoăn rằng “đau thần kinh tọa có nên đi bộ không”? Đa số người bệnh bị đau thần kinh tọa có thể làm dịu cơn đau bằng các biện pháp như: Sử dụng thuốc tây, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, đi bộ cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Ở bài viết dưới đây, ICondom sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau thần kinh hông to. Người bị đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá và ở các ngón chân. 

Một số nguyên nhân, triệu chứng gây đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Nhưng dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Thoát vị đĩa đệm: Với quá trình lão hóa bình thường, các mô xương và đĩa đệm trong cột sống bị mài mòn tự nhiên, khiến dây thần kinh có nguy cơ bị thương. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đau thần kinh tọa.
  • Hẹp cột sống: Trường hợp này thường xảy ra đối với những người từ 60 tuổi trở lên. 
  • Khối u cột sống: Những bệnh nhân có khối u trong tủy sống cũng có khả năng bị đau thần kinh tọa. Khi các khối u phát triển sẽ gây ra một số tác động đến các dây thần kinh cột sống. 
  • Lười vận động: Ngồi nhiều, không tập thể dục và không vận động cơ bắp cũng sẽ có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.
  • Một số người bị viêm khớp, chấn thương, thoái hóa khớp cũng có thể bị sưng và đau thần kinh tọa. 
  • Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê là một loại cơ có chức năng kết nối xương đùi và cột sống dưới, chạy qua dây thần kinh tọa. Khi cơ hình lê co thắt sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa.

Thông thường, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau, mỏi và tê cứng cơ hoặc ngứa râm ran ở các vùng: Thắt lưng, mông, cẳng chân,…
  • Người bị đau dây thần kinh tọa sẽ có dáng đi bất thường: một bên cao, một bên thấp. 
  • Trong những trường hợp bị nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau khi cúi người, ngồi có lâu hoặc thậm chí khi hắt hơi hoặc ho… 
  • Cảm giác “kim châm” ở chân, ngón chân hoặc bàn chân.
  • Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, đôi khi người bệnh không thể đi lại và có thể bị mất cảm giác ở chi dưới hoặc mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người bị đau thần kinh tọa chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ kèm theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị thì sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 3 – 6 tuần, giống như đau thắt lưng hoặc gáy. 

Có rất nhiều người bệnh băn khoăn rằng bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Thực chất, bị đau thần kinh tọa, người bệnh vẫn có thể đi bộ và tập một số môn thể dục thể thao nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh mức độ để phù hợp với thể trạng của bản thân.

Một số tác dụng của việc đi bộ đối với người bị đau thần kinh tọa

Nếu duy trì thói quen đi bộ một cách hợp lý, nó sẽ có tác dụng rất tuyệt vời đối với những người bị đau thần kinh tọa. Dưới đây là một số lợi ích mà việc đi bộ mang lại:

  • Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách hợp lý.
  • Nâng cao khả năng đàn hồi, tăng cường khả năng vận động.
  • Phòng tránh và ngăn ngừa thoái hóa các dây thần kinh.
  • Giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, duy trì hệ tim mạch luôn khỏe mạnh,…

Hướng dẫn người bị đau thần kinh tọa đi bộ đúng cách

Đi bộ và tập thể dục hàng ngày có rất nhiều lợi ích đối với người bị đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, nếu luyện tập sai cách sẽ làm cho các cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân đau thần kinh tọa khi đi bộ và tập thể dục:

  • Trang phục phù hợp: Lựa chọn trang phục co giãn, thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp: Khi đi bộ, bạn cần giữ cổ và lưng ở tư thế thẳng và hướng người về phía trước. Không được đứng cong người, vẹo người sẽ làm cơn đau chân và lưng khởi phát khi đi bộ. Bên cạnh đó, cần tránh một số bài tập sử dụng nhiều lực ở phần lưng. 
  • Cường độ tập luyện: Người bệnh nên tập luyện ở một mức độ phù hợp với thể trạng của cơ thể để mang lại kết quả tốt và tránh những chấn thương không đáng có. Tốt nhất, người bệnh nên để cơ thể làm quen dần từ cường độ nhẹ, sau đó có thể từ từ tăng cường đồ lên để phù hợp với sức khỏe của mình.
  • Thời gian phù hợp: Trong những ngày đầu tiên, bạn chỉ nên đi bộ và tập luyện từ 15 – 20 phút. Sau đó, có thể tăng thời gian tập luyện và đi bộ sao cho phù hợp với thể trạng của của cơ thể. 
  • Qua những chia sẻ trên, ICondom hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được băn khoăn: “đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?” cũng như một số hướng dẫn và lưu ý trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có lời khuyên hữu ích nhất.

Xem thêm