Rate this post

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm có thể đến từ chính những thói quen xấu hàng ngày của chúng ta. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, ê buốt răng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như những giải pháp thoát khỏi nó một cách nhanh chóng.

Tại sao lại bị ê buốt răng?


Ê buốt răng xảy ra khi lớp men răng của bạn bị bào mòn, khiến cho lớp ngà răng dần dần lộ ra. Ngà răng là lớp vật chất nằm bên trong răng, có các dây thần kinh bao xung quanh và được bảo vệ bởi men răng. Khi men răng bị mất đi, lớp ngà răng bị lộ ra, thức ăn sẽ tiếp xúc trực tiếp vào các dây thần kinh trong răng, gây ra hiện tượng ê buốt, đau nhức kéo dài. Đậc biệt là khi bạn ăn những thực phẩm nóng hay lạnh thất thường.

Tuy rằng ê buốt răng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài sẽ gây ra những bất tiện trong cuộc sống, khiến bạn bứt rứt, khó chịu. Nếu để lâu không chữa có thể dẫn đến nguy cơ gây viêm nướu, viêm chân răng,….

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị ê buốt, như:

  • Ăn thực phẩm chứa nhiều axit: Những người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có tính axit như nước ngọt, soda, đồ ăn chua,… sẽ khiến cho men răng bị bào mòn dần dần. Thời gian dài sẽ gây tình trạng ê buốt.
  • Tẩy trắng răng không đúng cách: Một số loại kem đánh răng có chứa chất Peoxide – một chất có hiệu quả trắng sáng. Tuy nhiên chất này cũng có khả năng gây ra tình trạng tụt nướu do mô nướu bị kích thích, làm răng mất đi lớp bảo vệ trên bề mặt.
  • Tụt lợi: Chân răng chứa hàng ngàn những ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng, được bảo vệ bởi các mô lợi. Nếu bị tụt lợi, chân răng sẽ bị lộ ra, khiến răng dần trở nên nhạy cảm, ê buốt.
  • Vỡ răng: Khi răng bị vỡ, mẻ, lớp tủy nằm sâu bên trong răng sẽ bị lộ ra, khiến răng trở nên dễ bị kích thích khi tiếp xúc với thức ăn, thậm chí có thể bị nhiễm khuẩn gây đau.
  • Nghiến răng: Với những người có tật nghiến răng mỗi khi đi ngủ, lâu dần có thể sẽ khiến men răng bị mòn đi.
  • Sâu răng: Sâu răng khiến cho lớp tủy răng dễ bị kích thích khi tiếp xúc với những thức ăn nóng, lạnh, không khí cũng có thể lọt vào lỗ sâu, gây ra tình trạng ê buốt.
  • Súc miệng và đánh răng quá nhiều: Vệ sinh răng miệng quá kỹ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Bởi khi đánh răng và súc miệng nhiều, bạn sẽ khiến cho lớp men răng bị tổn thương, lâu dần sẽ làm tụt nướu và lộ ngà răng. 

Làm thế nào để hạn chế tình trạng ê buốt răng?

Dưới đây là những cách giúp bạn làm giảm tình trạng ê buốt răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm: Những loại kem đánh răng này có chứa kali natri, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các lỗ nhỏ trong ngà răng, từ đó làm giảm tình trạng ê buốt. 
  • Thay đổi cách đánh răng: Sử dụng loại bàn chải không phù hợp hoặc chải răng quá mạnh có thể khiến cho răng bạn bị tổn thương. Chính vì thế, bạn nên sử dụng loại bàn chải có lông mềm. Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút để giúp răng chắc khỏe mà không bị bào mòn.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống và thức ăn có tính axit: Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như cam, dưa chua, nước ngọt,…. vì chúng có thể khiến cho men răng bị tấn công. Nếu ăn những loại thực phẩm này, bạn hãy đánh răng sau ít nhất 20 phút, không được đánh sớm hơn vì sẽ khiến men răng tổn thương.
  • Ngừng nghiến răng: Một số người gặp phải tình trạng nghiến răng khi đi ngủ hoặc khi gặp căng thẳng. Điều này rất có hại cho men răng. Vì thế, bạn nên sử dụng miếng bảo vệ răng vào ban đêm.
  • Kiểm tra tình trạng răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài mà không có dấu hiệu đỡ, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.