Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan rất phổ biến nhưng triệu chứng lại không quá rõ rệt. Nhiều người khi đi khám tỏ ra hết sức bất ngờ vì bệnh gan nhiễm mỡ đã tiến triển đến cấp độ 3. Vậy gan nhiễm mỡ độ 3 uống thuốc gì để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm và phục hồi chức năng gan? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của ICondom để giải đáp câu hỏi này nhé.
Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
Bệnh gan nhiễm mỡ hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do sự thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống. Bệnh gan nhiễm mỡ có nhiều cấp độ: cấp độ 1 (lượng mỡ chiếm 5-10% trọng lượng gan), cấp độ 2 (lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng gan), cấp độ 3 (lượng mỡ chiếm >30% trọng lượng gan).
Gan nhiễm mỡ độ 1 không gây nguy hiểm đến tính mạng và thường không có triệu chứng gì nên được coi là một bệnh lành tính. Việc điều trị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này chưa cần phải dùng thuốc mà chủ yếu điều trị nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn, nếu bị gan nhiễm mỡ do thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu,… thì người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể dục để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.
Nếu gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 1 không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển qua giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2 của bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng sau: mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,….
Nếu người bệnh tiếp tục chủ quan không đi khám và tìm ra cách điều trị kịp thời thì bệnh gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển sang giai đoạn 3. Đây là một giai đoạn nguy hiểm, có nguy cơ xuất hiện các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như xơ gan, ung thư gan. Các biểu hiện đặc trưng của gan nhiễm mỡ độ 3 gồm: vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, nổi u mạch trên da,….
Gan nhiễm mỡ độ 3 uống thuốc gì?
Người mắc gan nhiễm mỡ độ 3 có lượng mỡ tích tụ trong gan rất cao (hơn 30%) nên các tế bào gan đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc để phục hồi chức năng gan và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị gan nhiễm mỡ độ 3 phổ biến hiện nay.
Thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin
Khi nồng độ lipid (LDL cholesterol và triglycerid) tăng cao thường xảy ra hiện tượng kháng insulin. Hiện tượng kháng insulin cản trở quá trình chuyển hóa chất đường và mỡ ở gan, dẫn đến sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Một số loại thuốc có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin, giảm sản xuất glucose ở gan được dùng để điều trị gan nhiễm mỡ độ 3 có thể kể đến như: Metformin, Pioglitazone,…
Thuốc hạ mỡ máu
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là hai bệnh lý có mối liên hệ mật thiết. Một người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ và ngược lại. Khi nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao vượt quá khả năng chuyển hóa của gan thì các chất béo có hại sẽ tích tụ trong gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Một số loại thuốc hạ mỡ máu thường được dùng để điều trị gan nhiễm mỡ gồm Fibrates, Statin, Cholin,…
Thuốc bổ sung vitamin
Một số loại vitamin như Vitamin B3, vitamin C, vitamin D, vitamin E có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển hóa chất béo tại gan và phục hồi tổn thương gan. Tác dụng của chúng cụ thể như sau:
Vitamin B3 (niacin): có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu đồng thời tăng mức cholesterol tốt. Với chất béo trung tính triglyceride, vitamin B3 tác động đến 1 loại enzyme tổng hợp chất béo này để làm giảm nồng độ triglyceride trong máu, giúp cải thiện tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
Vitamin C: là một chất chống oxy hóa mạnh, giữ vai trò quan trọng đối với quá trình thải độc của gan, ngoài ra còn hỗ trợ gan sản xuất Glutathione giúp tăng cường chuyển hóa chất béo.
Vitamin D: việc thiếu hụt vitamin D sẽ làm tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên trầm trọng hơn.
Vitamin E: cũng là một chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ tiến triển sang viêm gan. Ngay cả khi người bệnh đã bị viêm gan thì vitamin E cũng giúp giảm men gan và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
Thuốc bổ sung acid amin
Gan là nơi tổng hợp các acid amin cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Khi gan bị tổn thương, chức năng tổng hợp acid amin cũng bị suy giảm. Do đó, người bệnh cần bổ sung thêm các acid amin để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi chức năng gan. Hơn nữa, trong khoảng 20 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, có 9 loại acid amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được, những loại acid amin này cần phải bổ sung từ bên ngoài. 2 loại thuốc uống bổ sung acid amin quan trọng cho cơ thể là Methionin và Arginine.
Thuốc cung cấp chất chống oxy hóa bảo vệ gan
Các hoạt chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình huỷ hoại cấu trúc cũng như chức năng của tế bào gan, đẩy mạnh quá trình tái tạo tế bào gan mới và cải thiện chức năng gan.
Một số loại thuốc có chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ, phục hồi chức năng gan là Silibor, Lecithin, Silymarin,…
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ độ 3
Bất kể loại thuốc nào, dù là thuốc điều trị hay thuốc hỗ trợ thì chúng đều có những nguyên tắc sử dụng cần phải tuân thủ. Nếu người bệnh không nắm rõ được những nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây những lưu ý quan trọng mà người bệnh cần phải biết khi sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ độ 3.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lý do là bởi tình trạng bệnh của mỗi người mỗi khác. Loại thuốc, liều lượng cũng như thời gian điều trị được bác sĩ căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân để kê đơn.
Không uống bù thuốc nếu lỡ quên
Có nhiều người bệnh tới giờ uống thuốc nhưng quên không uống, đến lần sau thì uống bù thêm cả lần bị quên đó. Điều này rất nguy hiểm vì uống thuốc quá liều chỉ định sẽ gây hại cho các cơ quan trong cơ thể như dạ dày, gan, thận,..
Kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Để quá trình điều trị gan nhiễm mỡ đạt hiệu quả tối ưu, ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh bằng những biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống: hạn chế sử dụng rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, phủ tạng động vật, thay vào đó hãy ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại hạt. Nếu người bệnh gặp tình trạng thừa cân, béo phì thì phải giảm lượng calo nạp vào hàng ngày để giảm cân. Tuy nhiên, không cần thiết phải nhịn ăn hay kiêng khem thái quá.
- Chế độ sinh hoạt: cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, hạn chế thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng 1 ngày.
- Tăng cường vận động: người trẻ thì nên chạy bộ, chơi thể thao, người già gặp vấn đề về xương khớp, không vận động nặng được thì nên đi bộ hoặc tập tại chỗ ở tư thế ngồi hay nằm. Nên tập luyện đều đặn hàng ngày để tăng cường đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Thông qua bài viết của ICondom, bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc “gan nhiễm mỡ độ 3 uống thuốc gì”. Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn nghiêm trọng nhưng không có nghĩa là không cải thiện được. Điều quan trọng là người bệnh cần phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc đồng thời xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
Xem thêm
Be the first to write a comment.