5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, các chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc. Vậy, có phải người bệnh nào cũng có thể điều trị không dùng thuốc? Và cụ thể, chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc là như thế nào? Bài viết dưới đây từ ICondom sẽ cung cấp cho bạn đọc 5 phương pháp hiệu quả nhất và có thể áp dụng ngay tại nhà. Bạn đọc hãy theo dõi và đừng bỏ lỡ nhé!

Khái niệm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được biểu thị bởi sự gia tăng lượng đường trong máu do tình trạng thiếu hụt insulin. Bệnh tiểu đường dễ gây ra các biến chứng tác động tiêu cực đến mọi hệ cơ quan trong cơ thể, làm giảm tuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh. Tiểu đường có 3 loại:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: Xuất hiện chứng rối loạn tự miễn, dẫn đến sự thiếu hụt insulin khiến cơ thể bị tăng lượng đường huyết. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể chuyển sang tấn công các tế bào tuyến tụy tiết insulin.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Insulin không thể thực hiện đúng chức năng của chúng, dẫn đến việc đường sẽ tích tụ lại trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào để tạo ra năng lượng. Lúc này các tế bào sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.
  • Tiểu đường thai kỳ: Loại này chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai với một số triệu chứng rõ rệt, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Biểu hiện bệnh tiểu đường

Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và gặp bác sĩ tư vấn để kịp thời tìm hiểu nguyên nhân nhé:

  • Có cảm giác buồn nôn. 
  • Tay chân bị yếu dần.
  • Cảm thấy khát nhiều, khô miệng hoặc đi tiểu thường xuyên.
  • Thở gấp hơn.
  • Liên tục sụt cân.
  • Vết thương lâu lành.
  • Thường xuyên nhiễm trùng âm đạo (ở phụ nữ).
  • Ngứa da (ở bẹn hoặc khu vực âm đạo).

Nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường khởi phát 

Stress và căng thẳng kéo dài

Khi tâm trí chán nản, mệt mỏi và bực bội,… các hormone sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu và tính kháng insulin được đẩy mạnh hơn. Do đó, stress là yếu tố khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh. 

Thói quen sống ít vận động

Sở dĩ thói quen này trở thành nguyên nhân của bệnh tiểu đường là vì khi không vận động, tế bào sẽ không có sự phản ứng với insulin. Trong khi tụy chính là nơi sản sinh ra insulin và giúp tế bào hấp thu glucose từ trong máu để tạo ra năng lượng. 

Thừa cân béo phì, dư thừa mỡ cơ thể

Sở dĩ bệnh tiểu đường và thừa cân béo phì có mối liên hệ mật thiết với nhau là vì khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy ở người béo phì sẽ giảm, từ đó dẫn đến khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể cũng giảm theo. Vì họ có nguy cơ bị dư thừa lượng đường huyết trong cơ thể, là nguyên nhân của bệnh tiểu đường.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh một số nguyên nhân như trên, bệnh tiểu đường còn có một số nguyên nhân khách quan khác mà ít người để ý đến:

  • Mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể bị rối loạn đồng hồ sinh học, vô tình làm tăng hàm lượng hormone dẫn đến stress, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
  • Buồng trứng đa nang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng insulin. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều thì người phụ nữ cũng có thể mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Bỏ bữa ăn sáng thường xuyên dễ gặp tình trạng hạ đường huyết bất ngờ. Việc đáp ứng nhu cầu ăn đồ ngọt sau khi bị hạ đường huyết sẽ làm lượng đường huyết trong cơ thể tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức.

Tại sao bệnh tiểu đường có thể điều trị không dùng thuốc?

Điều kiện đầu tiên để người bệnh có thể chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc là phải kiểm soát tốt chỉ số đường huyết với chế độ ăn uống và vận động được bác sĩ tư vấn. Uống thuốc hay không sẽ còn phụ thuộc tùy vào từng trường hợp bệnh khác nhau, đặc biệt là khi người bệnh áp dụng chế độ ăn uống và vận động đã đạt được hiệu quả như mong đợi hay chưa.

Do đó, đối với người bệnh có mong muốn chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc thì bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi như sau:

  • Việc phải sử dụng thuốc điều trị nhiều lần/ngày có khiến bạn cảm thấy khó chịu không?
  • Khi sử dụng thuốc và gặp phải một số tác dụng phụ có khiến bạn không thoải mái không?
  • Đơn thuốc điều trị này có đang phù hợp với điều kiện tài chính của bạn không?

Bên cạnh các câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa vẫn sẽ thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm máu để quyết định phương pháp điều trị cho người bệnh. Vậy nên, bạn có thể chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc nếu đã được sự đồng ý của bác sĩ tư vấn. 

Cách điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc 

Thay đổi chế độ ăn uống giúp ổn định đường huyết

Để kiểm soát tốt lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường tuýp 2, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi thức ăn là yếu tố tác động trực tiếp đến chỉ số đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo việc chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau:

  • Giảm lượng tinh bột bằng cách thay thế tinh bột từ bánh mì, cơm, ngũ cốc, mì sợi,… thành gạo lứt.

Tăng cường ăn rau xanh kết hợp một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao (đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt, khoai lang). Vì chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường từ hệ tiêu hóa,

  • đồng thời khiến người bệnh có cảm giác no và không cần ăn quá nhiều.
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất từ các loại trái cây ít đường như: chanh leo, dâu tây, quả mâm xôi, kiwi, bưởi, bơ, dưa hấu, đào,…
  • Có thể tham khảo sử dụng quế hoặc các món ăn có hương vị quế. Bởi quế đã được các nhà khoa học Đức chứng minh là nguyên liệu có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết rất tốt cho cơ thể.
  • Thay thế chất béo bão hòa bằng các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như: dầu đậu nành, vừng, ô liu,…
  • Tham khảo sử dụng loại đường dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
  • Cân nhắc khi ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) vì chúng có hàm lượng cholesterol cao. Thay thế bằng các loại thịt gia cầm hoặc thịt trắng từ cá

Tăng cường luyện tập và vận động đẩy lùi tình trạng lượng đường dư thừa

Vận động chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp cơ thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là nhân tố giúp vận chuyển đường vào từng tế bào để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu không được vận chuyển đúng đích đến, insulin sẽ tiếp tục quẩn quanh trong mạch máu dần dần sẽ sinh ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã tiến hành thử nghiệm và đưa ra số liệu thống kê rằng, tập thể dục có khả năng giúp cơ thể giảm đường huyết đến 24 giờ sau khi vận động tập luyện. Một điểm cộng nữa chính là trọng lượng cơ thể và tình trạng thừa cân béo phì sẽ được cải thiện nếu bạn chăm chỉ vận động. Từ đó giúp bạn ổn định được lượng đường huyết và đẩy lùi tiền tiểu đường.

Vậy nên, nếu đang bắt đầu một thói quen vận động mới thì bạn có thể bắt đầu từ từ với các bài tập cơ bản trước (nâng tạ nhẹ, chạy bộ, đi dạo, thể dục nhịp điệu, yoga, bơi lội,…). Sau đó tăng dần cường độ và độ dài bài tập từ 30 – 60 phút mỗi ngày để tình trạng sức khỏe nhanh chóng được cải thiện.

Kiểm soát cân nặng

Người bệnh tiểu đường trong thể trạng thừa cân, béo phì sẽ rất dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, việc duy trì cân nặng lý tưởng là điều quan trọng mà người bệnh cần tuân thủ trong quá trình chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc. Điều này giúp ích trong việc giảm tính kháng insulin của cơ thể, đồng thời giúp chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định và ngăn chặn tiến triển của biến chứng tiểu đường sau này.

Người bệnh có thể tự xác định mức cân nặng an toàn bằng cách áp dụng công thức tính chỉ số BMI = cân nặng (kg): chiều cao (m): chiều cao (m). Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nên duy trì chỉ số BMI ở mức an toàn, cụ thể là trong khoảng 18 – 23 (nữ) và 20 – 25 (nam). Bên cạnh đó, với chỉ số vòng bụng < 80cm (nữ) và < 90cm (nam) là trong ngưỡng an toàn. 

Bên cạnh yếu tố cân nặng, người bệnh vẫn nên theo dõi thường xuyên và báo cáo chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1C với bác sĩ để xác định xem việc áp dụng chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc có thật sự phù hợp với người bệnh không.

Có nên điều trị bệnh tiểu đường với thảo dược?

Dây thìa canh, khổ qua rừng,… được đánh giá cao về khả năng thúc đẩy insulin hoạt động, đồng thời ngăn chặn các biến chứng tiểu đường nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Do đó, hiện nay thảo dược rất được ưa chuộng sử dụng vì tính an toàn và hiệu quả lâu dài mà nó mang lại.

Bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe

Tất cả chúng ta đều biết, hút thuốc lá và lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, caffeine) đều sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Do đó, nên hạn chế sử dụng chúng hoặc tốt nhất là cai hẳn để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn, nhất là người bệnh đang trong giai đoạn chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi thiếu sức, người bệnh nên uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít/ ngày và chia nhỏ thành từng cốc trong mỗi lần uống. Đồng thời hạn chế căng thẳng tinh thần, luôn giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực trong quá trình điều trị. Hãy luôn ngủ sớm, hạn chế thức khuya và đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày để cơ thể và tinh thần luôn được thoải mái. 

Phương pháp chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc rất đơn giản và dễ áp dụng. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. ICondom hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về việc chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động lành mạnh. Hãy kiên trì và tuân thủ đúng nguyên tắc để sớm làm chủ được căn bệnh tiểu đường nhé!

Xem thêm