5/5 - (1 bình chọn)

Khí hư có mùi hôi cảnh báo dấu hiệu của bệnh gì? Đâu là nguyên nhân khởi phát và cách điều trị hiệu quả nhất? Sở dĩ chúng khiến chị em lo lắng là vì không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn làm chị em trở nên mất tự tin trong “chuyện yêu” với bạn tình. Do đó, mời bạn đọc xem ngay thông tin trong bài viết dưới đây từ ICondom để có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng khí hư có mùi hôi nhé!

Khí hư là gì? 

Khí hư là dịch âm đạo (huyết trắng) đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng độ ẩm và giữ ẩm cho âm đạo. Đồng thời, nhờ có khí hư mà tinh trùng đến gặp trứng cũng sẽ dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Khí hư sẽ có màu sắc và tính chất thay đổi tùy theo từng giai đoạn khác nhau, phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như: độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai hoặc bất kỳ thời điểm đặc biệt nào khác của cơ thể người phụ nữ.

Ở trạng thái bình thường, màu sắc của khí hư sẽ linh hoạt thay đổi từ màu trắng đục đến trong suốt như lòng trắng trứng gà. Khí hư không có mùi hoặc chỉ hơi tanh nhẹ. Do đó, nếu bạn đang gặp biểu hiện khí hư có mùi hôi thì rất có thể đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi này, bạn cần được thăm khám sớm và điều trị bằng phương pháp phù hợp để ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn như: vô sinh, hiếm muộn, thậm chí là ung thư cổ tử cung.

Giải đáp nguyên nhân – Khí hư có mùi hôi do đâu?

Khí hư có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể người phụ nữ đang gặp vấn đề, cụ thể là nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, để tự chẩn đoán trước xem bản thân đang có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào, bạn đọc nên tham khảo thông tin về tình trạng khí hư có mùi hôi kèm theo một số biểu hiện đặc trưng ngay dưới đây:

  • Khí hư có mùi hôi kèm theo biểu hiện đặc sánh hoặc vón cục như bã đậu, ngứa rát âm đạo: Khả năng cao bị nhiễm bệnh nấm âm đạo do một loại nấm khuẩn Candida xâm nhập và sinh sôi trong âm đạo.
  • Khí hư có mùi hôi kèm theo biểu hiện loãng, có bọt, màu sắc khí hư thay đổi sang màu trắng hoặc vàng, vùng kín ngứa ngáy: Khả năng cao bị viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.
  • Khí hư có mùi hôi kèm theo biểu hiện tăng tiết khí hư, có màu trắng xám: Khả năng cao bị viêm âm đạo do tạp khuẩn.
  • Khí hư có mùi hôi kèm theo biểu hiện tiểu buốt, ngứa rát âm đạo, đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Khả năng cao bị nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Khí hư có mùi hôi tanh nồng kèm theo biểu hiện có mủ vàng, ngứa rát, đau khi quan hệ là dấu hiệu cảnh báo người bệnh bị viêm âm đạo cấp tính, bao gồm: viêm ống dẫn trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung.
  • Khí hư có mùi hôi tanh kèm theo biểu hiện tăng tiết khí hư, có màu nâu: Khả năng cao là tác dụng phụ của thuốc nội tiết dẫn đến sự tăng sinh dịch niêm mạc trong âm đạo.
  • Khí hư có mùi hôi kèm theo biểu hiện ra máu nhưng không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, thường xuyên đau bụng dữ dội: Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, có thể là giai đoạn khởi phát của bệnh u xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,… không thể xem nhẹ.
  • Khí hư có mùi hôi còn có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đã mắc bệnh lậu, sùi mào gà do lây nhiễm qua đường tình dục. Hoặc do tổn thương vùng kín trong quá trình nạo phá thai, sau khi sinh em bé.
  • Một số nguyên nhân thông thường của tình trạng khí hư có mùi hôi: đổ mồ hôi, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, ít vệ sinh vùng kín, dùng băng vệ sinh quá lâu không thay,…

Hướng dẫn điều trị tình trạng khí hư có mùi hôi

Việc trì hoãn quá trình điều trị khi gặp tình trạng khí hư có mùi hôi khiến chị em đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Và không chỉ xuất hiện một mình, khí hư có mùi hôi còn kéo theo rất nhiều triệu chứng khó chịu khác khiến chị em sinh tâm lý né tránh “chuyện giường chiếu”, gặp nhiều áp lực dẫn đến mất tập trung trong công việc. 

Do đó, dù tình trạng khí hư có mùi hôi xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì việc đầu tiên mà chị em nên làm chính là thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Sau đó là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Cụ thể như sau:

Điều trị đơn giản theo phác đồ của bác sĩ

Thông thường, đối với trường hợp khí hư có mùi hôi do viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc tổng hợp hormone, thuốc kháng virus hoặc áp dụng phương pháp đặt thuốc vào âm đạo. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng rất khuyến khích người bệnh nên kết hợp phương pháp Tây y và phương pháp dân gian để sớm đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Ví dụ như sử dụng gừng tươi, lá trầu tươi, rau diếp cá để điều trị khí hư có mùi hôi ngay tại nhà.

Phụ nữ gặp tình trạng khí hư có mùi hôi tuyệt đối không được tùy tiện mua và sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi. Cũng không được tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc hoặc ngừng thuốc giữa chừng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển qua giai đoạn mãn tính. Trước hết, người bệnh nên ghé đến thăm khám với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Từ đó, bác sĩ mới có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Phòng ngừa tình trạng khí hư có mùi hôi tái phát

Bên cạnh việc điều trị dứt điểm, phòng tránh tình trạng khí hư có mùi hôi tái phát là vấn đề cần thiết mà chị em không nên chủ quan. Do đó, bạn đọc nên lưu ý những điều sau để đảm bảo phòng tránh hiệu quả:

  • Lựa chọn vải quần lót thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton. Hạn chế mặc quần bó sát, quá chật so với người.
  • Vệ sinh vùng kín và thay quần lót thường xuyên, ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín có chứa chất tẩy rửa mạnh. Nên tham khảo loại phù hợp theo sự hướng dẫn và đề xuất của bác sĩ.
  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín với nguồn nước sạch.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào âm đạo và gây viêm nhiễm.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, người bệnh lưu ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng thường xuyên sau mỗi 4 tiếng. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và sữa chua trong chế độ ăn uống.
  • Hạn chế căng thẳng, tập thói quen ngủ sớm và tránh làm việc quá sức.
  • Thường xuyên tái khám phụ khoa, định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần.

Hy vọng bài viết trên từ ICondom đã mang đến nhiều thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ tình trạng “khí hư có mùi hôi” khởi phát là do đâu và các phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, bạn đọc hãy luôn ưu tiên việc chăm sóc và tái khám phụ khoa để bảo vệ chức năng sinh sản và ngăn chặn sự khởi phát của các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nhé!

Xem thêm