5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc paracetamol là loại thuốc có tác dụng hạ sốt giảm đau. Thuốc ít độc tính và hầu như không có tác dụng phụ, ở Việt Nam thuốc được bán tự do mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý đến một số trường hợp sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

Thuốc paracetamol là thuốc gì?

Tên gọi của thuốc là acetaminophen và paracetamol được lấy từ tên của hợp chất hóa học: para-acetylaminophenol và para-acetylaminophenol.

Paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen) là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không hoặc ít có tác dụng chống viêm. Khả năng làm giảm sốt cho trẻ em của thuốc này cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi.

Paracetamol là một loại thuốc rất phổ biến, thường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau. Tuy vậy, nếu sử dụng một cách tùy tiện thì nguy cơ xảy ra các biến chứng hoàn toàn có thể gặp, thậm chí rất nguy hiểm cho tính mạng.

So với các thuốc NSAIDs (thuốc kháng viêm không chứa steroid), paracetamol có rất ít tác dụng phụ với liều điều trị nên được cung cấp không cần kê đơn ở hầu hết các nước. Thuố thường được kê cùng với các thành phần khác trong các đơn thuốc trị cảm lạnh. Paracetamol được dùng kết hợp với các thuốc giảm đau gốc opium để làm giảm các cơn đau nặng hơn như đau do ung thư và đau hậu phẫu thuật.

Thuốc được hấp thu bằng đường miệng hoặc hậu môn và cũng có thể tiêm tĩnh mạch. Tác dụng của thuốc kéo dài trong vòng 2 đến 4 giờ sau khi dùng.

Năm 1977, WHO đã đưa Paracetamol vào Danh sách các thuốc thiết yếu.

Những đối tượng chống chỉ định với thuốc paracetamol

Tuy là thuốc điều trị không cần đơn nhưng cũng có một số người chống chỉ định với paracetamol vì:

– Thuốc paracetamol lưu hành trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn cảm. Sự quá mẫn cảm như vậy thường gặp ở người có bệnh hen nhiều hơn ở người không có bệnh.

– Những người bị bệnh thiếu máu cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc paracetamol vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ. Paracetamol cũng tăng độc tính trong gan ở những người hay uống nhiều rượu bia.

– Dùng paracetamol quá liều ở phụ nữ mang thai có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai. Một nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ thường xuyên phải sử dụng thuốc paracetamol thì trẻ em sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.

– Sử dụng thuốc paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi có thể gây mệt mỏi. Do thuốc làm mất đi phân tử hemoglobin trong hồng cầu, hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các tế bào khác trong cơ thể, khi thiếu nó cơ thể trở nên mệt mỏi.

– Đối với những người đang dùng thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.

– Cần hết sức lưu ý trong trường hợp, không đau, không sốt trên 38,5 độ C, thì không dùng thuốc có paracetamol. Khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, cần kiểm tra công thức thuốc, tránh trùng lặp thuốc có paracetamol (sẽ sinh quá liều).

– Trong thời gian dùng thuốc chứa paracetamol: không uống đồ uống chứa cồn (bia, vang, rượu, rượu thuốc…). Không uống thuốc có chứa barbiturat (như phenobarbital…) isoniazit, carbamazepin, phenyltoin.

Tốt nhất, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.

Đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng paracetamol?

Paracetamol có hai đặc điểm cần lưu ý:

– Thứ nhất: Có nhiều thuốc hoặc nhiều biệt dược dù tên gọi khác nhau (tidol, panadol,..) nhưng có chứa cùng một dược chất là paracetamol.

– Thứ hai: Có nhiều biệt dược không chỉ chứa đơn chất paracetamol mà còn kết hợp với nhiều dược chất khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc để dễ uống (viên sủi).  Paracetamol dạng viên sủi cần được lưu ý với những người tăng huyết áp, bởi vì trong đó có chứa chất làm co mạch, gây gia tăng huyết áp; hoặc với thuốc kết hợp với kháng histamin sẽ gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi phải vận hành máy móc, tàu xe.

– Ngoài ra, không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương… bắt buộc phải dùng paracetamol thì phải uống thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.

– Liều dùng: Người lớn không quá 10mg/kg cân nặng và trẻ em không quá 5mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng.

– Khi sử dụng thuốc thì không được uống rượu, bia và các loại thuốc có nguy cơ gây hại cho gan (thuốc chữa lao) vì sẽ làm tăng độc tính của paracetamol.

– Không dùng paracetamol cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Paracetamol có tác dụng phụ nguy hiểm gì?

Thuốc Paracetamol được xem là tương đối an toàn (nếu dùng đúng liều chỉ định) so với các thuốc cùng nhóm như aspirin. Tuy nhiên, paracetamol lại rất nguy hiểm, rất dễ gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài.

Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có một chất rất độc cho gan (đó là chất N-acetylbenzoquinonimin do paracetamol biến thành – khoảng 4%).

Vì vậy, khi dùng paracetamol liều cao hoặc dùng khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan. Vì khi paracetamol đến gan, gan phải huy động chất glutathion đến trung hòa, nhưng khi paracetamol vượt ngưỡng chịu đựng của gan thì gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng paracetamol thừa dẫn đến chất độc hại cho gan tăng lên khiến gan gặp nguy hiểm.

FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo về paracetamol và những nguy hại tiềm ẩn của nó: có thể gây phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cho da (hoại tử biểu bì, bong da, thậm chí tử vong).

Đặc biệt, ngộ độc cấp paracetamol thường xảy ra ở trẻ em khi dùng quá liều sẽ có các biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, mặt xanh tái, khó thở. Cần cấp cứu kịp thời nếu không rất nguy hiểm.

Đối với người lớn, trường hợp ngộ độc cấp xảy ra ít hơn, chủ yếu là ngộ độc trường diễn, đặc biệt ở người có bệnh gan, nghiện rượu, sốt rét. Các dấu hiệu ngộ độc ở người lớn cũng tương tự như ở trẻ em nhưng đôi khi không rõ rệt.

Cũng giống như những loại thuốc điều trị khác, thuốc paracetamol chắc chắn sẽ gây phản ứng ngược khi áp dụng sai cho đối tượng. Do đó khi sử dụng paracetamol nên đọc kỹ hướng dẫn, dùng đúng liều để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.