5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cũng không ngoại lệ. Vậy nên mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu luôn được quan tâm hơn hết. Tuy nhiên, phải đảm bảo an toàn và có thành phần tự nhiên không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tham khảo ngay bài viết của ICondom để hiểu rõ hơn nữa về các mẹo chữa trị.

Bệnh đau dạ dày là gì?

Đây là căn bệnh không quá hiếm gặp hiện nay, bởi vì không chỉ người trung niên gặp phải mà kể cả tuổi vị thành niên hoặc phụ nữ đang mang thai cũng hoàn toàn có thể gặp phải. Đây là hiện tượng xảy ra khi dạ dày bị tổn thương có thể do viêm loét hoặc dạ dày phải co bóp mạnh nhằm tiêu hoá các loại thực phẩm khó tiêu. Những cơn đau xuất hiện dồn dập hoặc khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đời sống thường ngày. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, có thể từ thói quen ăn uống cũng như cả bệnh lý của người bệnh.

Biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở thai phụ

Biểu hiện của bệnh hoàn toàn không có tính đặc thù vậy nên rất dễ nhầm lẫn với một số loại bệnh nhẹ hơn.

Từ đó khiến cho người mắc phải dễ quên và không bận tâm. Có những biểu hiện dễ nhận thấy dưới đây giúp phụ nữ trong thai kỳ biết để tìm ra những mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu:

  • Buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu: Các biểu hiện trên đây thường dễ nhầm lẫn thành dấu hiệu đặc trưng của phụ nữ trong thời gian mang thai. Nhưng nó cũng là biểu hiện khi dạ dày đang bị trào ngược thực quản. 
  • Nóng rát, đau dạ dày dồn dập, liên tiếp: Những tháng đầu thai kỳ, các mẹ thường gặp tình trạng nóng rát và đau dạ dày ở vùng thượng vị. Trong lúc đói hoặc ăn quá no sẽ đều dẫn đến hiện tượng này.
  • Ra ngoài có xuất hiện máu: Trong trường hợp xuất huyết máu dạ dày thì chất thải cũng sẽ xuất hiện máu. Tuy nhiên trường hợp này rất ít khi xuất hiện, nhưng nếu có thì các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khoẻ.

Vì sao mẹ bầu lại dễ bị đau dạ dày trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thay đổi nội tiết tố bất thường

Hormone Progesterone của phái nữ tăng cao đột ngột trong quá trình mang thai. Bản chất của hormone này là giúp cho bào thai nằm yên trong tử cung, hạn chế nguy cơ cao nhất bị sảy thai. Tuy nhiên, khi hormone Progesterone tăng lên bất thường sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, cũng như tăng áp lực lên ổ bụng và gây ảnh hưởng đến dạ dày rất nhiều. Khiến dạ dày hoạt động co bóp nhiều hơn, tiết ra nhiều dịch vị hơn từ đó lại gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Tử cung giãn nở

Trong quá trình mang thai, tử cung của người mẹ phải co giãn để tạo khoảng trống cho em bé phát triển. Việc này gây áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là dạ dày và ống hậu môn. Hầu hết 80% phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện những vấn đề về tiêu hoá.

Thói quen dinh dưỡng cũng như áp lực tinh thần

Khi mang thai, các mẹ thường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường và đôi khi là những thực phẩm quá nhiều chất. Điều này làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường, co bóp tiêu hoá thức ăn cũng như tiết nhiều dịch vị tiêu hoá hơn gây loét dạ dày hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày.

Hơn hết, trong thai kỳ, người phụ nữ thường trở nên nhạy cảm và suy nghĩ nhiều. Điều này cũng tác động đến việc dạ dày tiết nhiều dịch vị, gây ra những cơn đau vùng thượng vị hơn. 

Đau dạ dày trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Việc đau dạ dày ở thai phụ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của  em bé ở tử cung cũng như không quá nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc đau dạ dày làm cho sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu bị ảnh hưởng, gây khó chịu trong nhiều những hoạt động khác. Có một số ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai bị đau dạ dày trong thai kỳ như sau:

  • Cơ thể xanh xao, dễ bị suy nhược.
  • Em bé sinh ra có sức đề kháng kém hơn những đứa trẻ khác.
  • Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm loét dạ dày mức độ nặng.

Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Hầu hết hiện tượng đau dạ dày ở phụ nữ trong thời gian mang thai thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng. Vậy nên để giảm thiểu những cơn đau dạ dày xuất hiện thì cần phải có một chế độ thực phẩm nạp nào cơ thể khoa học hơn như sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng các nhóm thực phẩm có gas cũng như có chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… 
  • Không nên tăng khẩu phần ăn quá đột ngột, nên tăng từ từ nhưng đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo em bé nhận được nhiều dinh dưỡng. 
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa phụ, giúp no lâu nhưng cũng giảm áp lực lên ổ bụng và dạ dày.
  • Uống nước nhiều, kết hợp sử dụng các vitamin tốt cho cơ thể. Giúp giảm đau dạ dày và giảm nguy cơ bị trĩ trong thai kỳ.

Điều chỉnh thời gian sinh hoạt

Đây cũng là một trong nhiều cách giảm thiểu những cơn đau dạ dày hơn. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần kiên nhẫn và áp dụng từ từ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, người phụ nữ không nên tự gây áp lực cho bản thân cũng như không để người ngoài ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mình. Vừa làm việc nhưng cũng phải nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng trong thời gian dài.
  • Trong những tháng giữa nên giảm thiểu công việc tối đa nhất có thể, đầu óc và tinh thần luôn phải thoải mái nhất. Các mẹ có thể tham gia những khóa học yoga bầu nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc đọc sách,…
  • Các tháng cuối chú trọng dinh dưỡng điều độ và hoạt động nhẹ nhàng, không nên ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng từ rau củ, thịt cá,… hạn chế tối đa dầu mỡ.

Một số loại thảo dược chữa đau dạ dày

  • Mật ong và nghệ: Đây là hai thành phần hỗ trợ chính trong việc giảm thiểu những cơn đau dạ dày với chiết xuất 100% từ thiên nhiên. Vậy nên vô cùng an toàn và sạch sẽ cho mẹ bầu. Mẹo chữa đau dạ dày cho mẹ bầu này thường được áp dụng bởi các hoạt chất như Beta – carotene và Curcumin có trong củ nghệ tươi giúp trung hòa dịch vị dạ dày, thúc đẩy việc tái tạo các vết viêm loét và bảo vệ các hoạt động của bộ phận tiêu hóa.
  • Trà gừng: Giúp giảm nhanh các cảm giác của đau dạ dày, buồn nôn hoặc chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra, giúp giảm viêm, ức chế các vi khuẩn có hại.

Nha đam: Phụ nữ mang thai có thể sử dụng nha đam như là mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu. Bởi trong nha đam chứa một hàm lượng nước rất lớn, giúp trung hòa acid trong dạ dày. Hạn chế cũng như kiểm soát các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, các chất trong nha đam như axit amin, polyphenol và chất nhầy hỗ trợ bảo vệ và phục hồi viêm loét dạ dày.

Trên đây là một số thông tin cũng như mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả. Ngoài việc ăn uống, hoạt động và sinh hoạt cũng tác động một phần vào cơn đau dạ dày. Vậy nên thai phụ luôn cần chú ý đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Xem thêm