Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng. Bởi điều này giúp người bị phơi nhiễm HIV có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây nhiễm căn bệnh thế kỉ này.
Những trường hợp nào có thể điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
Tất cả các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV (dù thấp hay cao) đều có thể điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (được viết tắt là ARV).
Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là:
- Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương hoặc các vết thương hở trên da (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng …)
- Tổn thương qua da do bị ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.
- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn có máu hoặc chất dịch của người có HIV đâm vào
- Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.
Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm HIV
- Không có nguy cơ lây nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước)
- Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khi tổn thương trên da ở mức nhẹ, nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.
- Nguy cơ lây nhiễm cao: vùng tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
Cần làm gì trước khi bắt đầu điều trị?
- Xét nghiệm máu để kiểm tra xem tại thời điểm hiện tại đã có vi rút HIV hay chưa để có hướng điều trị kịp thời.
- Xét nghiệm nguồn lây nhiễm, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì không cần điều trị hoặc dừng điều trị, tuy nhiên, dù có kết quả âm tính nhưng cũng cần nghĩ đến yếu tố nguồn lây nhiễm là người nghi có HIV đang ở trong giai đoạn cửa sổ (các xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng vi rút HIV trong nguồn lây nhiễm) để quyết định việc dừng điều trị hay tiếp tục điều trị
Thời gian điều trị như thế nào?
Cần tiến hành điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất nên tiến hành điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm cần kéo dài liên tục trong 4 tuần cho đến khi xét nghiệm lại.
Mua thuốc chống phơi nhiễm HIV ở đâu?
Khi có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV, cần đến ngay các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống AIDS và các phòng tư vấn và xét nghiệm HIV cấp huyện tỉnh nơi sinh sống để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng thuốc. Đối với trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ, chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng phải mua thuốc. Dưới đây là một trong số những cơ sở bán thuốc chống phơi nhiễm HIV:
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn về công tác Y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở định hướng chiến lược của bộ Y tế, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, sở Y tế và tình hình thực tế tại thành phố Hà Nội.
Đối tượng hoạt động là sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu hoạt động là giảm tỷ lệ mắc, chết do các dịch, bệnh, truyền nhiễm, không truyền nhiễm với toàn bộ người dân, giảm thiểu tác hại kinh tế, sức khoẻ, thời gian do dịch bệnh gây ra, thông qua các hoạt động dự phòng tích cực, chủ động là chủ yếu.
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243 7730 180
Giờ làm việc: Luôn làm việc 24/24.
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng thành lập theo quyết định số 9539/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng ngày 03 tháng 12 năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2008. Sau gần 4 năm thành lập Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng được sự chỉ đạo của lãnh đạp Sở y tế, bộ máy hoạt động tương đối hoàn chỉnh, các hoạt động đã đi vào nề nếp đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch vè tổ chức triển khai thực hiện, đến nay đã đạt được kết quả, hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Địa chỉ: K311/ 42 Trường Chinh, An Khê, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 3727 408
Trung tâm Y tế dự phòng Quận 9
Trung tâm Y tế Dự phòng quận 9 triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống dịch, bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;
Trung tâm trực tiếp quản lý, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách và khám và điều trị bệnh thông thường đối với các trạm y tế phường, các cơ sở y tế trên địa bàn; Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế thuộc đơn vị mình và nhân viên y tế phường; Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan;
Trung tâm quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công; Thực hiện quản lý cán bộ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận 9 giao.
Địa chỉ: 48A Tăng Nhơn Phú, Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3736 0527
Thuốc chống phơi nhiễm HIV khoảng bao nhiêu tiền?
Thuốc chống phơi nhiễm HIV có đắt hay không? Thông thường việc sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV chỉ trong các trường hợp bị phơi nhiễm HIV khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn thì mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn đối với các trường hợp phơi nhiễm do cá nhân có hành vi nguy cơ không được hưởng chế độ miễn phí này. Thế nhưng, những người bị phơi nhiễm có thể mua thuốc chống phơi nhiễm HIV tại các hiệu thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Theo Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do nước ta sản xuất sẽ có giá khoảng 1.200.000 đồng, còn đối với thuốc ngoại thì khoảng 4.500.000 đồng.
Những lưu ý khi điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV?
- Thuốc kháng vi rút ARV có những tác động HIV, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, do vậy trong suốt quá trình sử dụng thuốc phơi nhiễm phải tuân thủ nghiêm ngặt chống chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ cũng như người thân.
- Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi cẩn thận và nghiêm ngặt các tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua một số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định.
- Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
- Trong thời gian điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV và chờ làm xét nghiệm, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV.
Việc dự phòng lây nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng. Nó là biện pháp duy nhất giúp người bị phơi nhiễm HIV giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỉ này. Tuy nhiên, mỗi lần điều trị phơi nhiễm thường kéo dài và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, kinh tế, tâm lý… chính vì vậy, không nên coi việc điều trị phơi nhiễm là biện pháp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV mà cần chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV bằng các biện pháp tích cực, chủ động hơn trong việc dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV.
Xem thêm
Be the first to write a comment.