Có rất nhiều loại mụn khác nhau như mụn mủ, mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn cóccóc, mụn thịt, mụn viêm…..Nhưng có lẽ loại mụn khiến nhiều chị em khó chịu nhất là loại mụn ẩn ở dưới da, mụn ăn sâu vào da.
Vậy mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn (tên tiếng anh Hidden acne under the skin) là loại mụn không viêm sưng, đau nhức, mưng mủ. Mụn ẩn có nhân nằm sâu bên trong nang lông. Loại mụn này nhỏ li ti, chúng không mọc riêng lẻ mà đi theo từng cụm và ngày càng lan rộng ra các khu vực ở xung quanh.
Mụn ẩn khó nhìn rõ bằng mắt thường, phải sờ tay chạm vào vùng mụn mới cảm nhận rõ ràng.
Mụn ẩn thường mọc nhiều nhất ở các vị trí nào
- Trên trán: Đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít được che chắn kĩ lưỡng nên bị bụi bẩn bám nhiều. Do vậy trán là vị trí mụn ẩn thường mọc nhiều nhất.
- 2 bên má: Vùng da thường xuyên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng dẫn đến việc vệ sinh không sạch sẽ khiến bụi bẩn vẫn tích tụ tại lỗ chân lông, kết hợp với dầu thừa trên da và gây mụn ẩn.
- Dưới cằm: Chính xác là ngay vùng môi dưới,vùng da này ít được chăm sóc kỹ và thói quen sờ tay lên mặt khiến cho mụn ẩn nổi nhiều.
Ngoài ra ở các vị trí khác trên mặt mụn ẩn vẫn có thể xuất hiện như trên mũi, quanh mắt….
Mụn ẩn không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc da đúng cách, chúng có thể bị viêm nhiễm, trở thành mụn bọc, viêm. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng sau điều trị như thâm, hình thành sẹo rỗ.
Do đó, người bệnh cần tiến hành chữa trị và ngăn ngừa đúng cách để tránh mụn ẩn phát triển nặng hơn.
Nguyên nhân gây mụn ẩn là gì
Có rất nhiều nguyên nhân khiến làn da của bạn bị mụn ẩn tấn công. Nó có thể bắt nguồn từ một số thói quen thường ngày của bạn hoặc cũng có thể xuất phát từ những yếu tố bệnh lý sâu bên trong cơ thể.
Nguyên nhân từ bên trong
- Rối loạn hormone trong cơ thể: Thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, sau sinh, nữ giới thời kỳ kinh nguyệt… Nội tiết không ổn định kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn dễ gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Lâu dần sẽ hình thành nên các nốt mụn ẩn trên trán, mũi, cằm, má.
- Yếu tố cơ địa: Những người có cơ địa da dầu sẽ dễ bị mụn nhiều hơn so với những người khác. Da nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì nguy cơ nổi mụn cũng cao hơn nhiều.
- Suy giảm chức năng gan: Gan đóng vai trò bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy giảm, độc tố sẽ không được đào thải hết, sau quá trình tích tụ lâu ngày sẽ đào thải trực tiếp ra bề mặt da dẫn đến nổi mụn ẩn.
Nguyên nhân từ bên ngoài
Do chăm sóc da không đúng cách: Sử dụng nước để rửa mặt, chà xát da quá mạnh khi rửa vì nghĩ nó có thể làm sạch da, tuy nhiên việc làm này lại không mang lại công dụng như thế.
Trái lại, việc chà xát da quá mạnh có thể khiến biểu bì da bị tổn thương, da trở nên nhạy cảm và cũng dễ bị mụn hơn. Đây là nguyên nhân bị mụn ẩn 2 bên má, trán và cằm mà phần lớn mọi người đều mắc phải.
Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng: Thực tế, không ít người đã mua và sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng da xuất hiện loại mụn ẩn không nhân này.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, hay thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động với tần suất lớn, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, uống quá ít nước trong ngày,… cũng là những thói quen khiến làn da của bạn bị mụn ẩn tấn công.
Vậy mụn ẩn có tự hết không? Có nên nặn không?
Nặn mụn có thể khiến da bị tổn thương, thậm chí nhiều người có thói quen không rửa sạch tay trước khi nặn mụn có thể khiến vi khuẩn từ tay tấn công sang da mặt. Vì vậy tuyệt đối không nên nặn mụn.
Bên cạnh đó tay, dụng cụ nặn mụn không được diệt khuẩn còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào da mặt nhiều hơn và mụn ẩn có thể phát triển thành mụn viêm rất khó điều trị.
Các phương pháp trị mụn ẩn hiệu quả
Trị mụn ẩn tại nhà
Tẩy trang sạch sâu
Nếu bạn mỗi ngày đều trang điểm thì tẩy trang là bước cơ bản bắt buộc, không thể thiếu. Còn nếu bạn không trang điểm, bạn vẫn nên tẩy trang để làm sạch lớp kem chống nắng và lớp màn khói bụi còn sót lại trên da.
Việc để lớp trang điểm đi ngủ lâu ngày sẽ khiến lỗ chân lông bị bí, từ đó hình thành nên mụn ẩn. Do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn dưới da thì nên hạn chế trang điểm và nhớ tẩy trang kỹ càng để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Trị mụn ẩn bằng mật ong
Trong mật ong chứa nhiều vitamin E, các khoáng chất thiết yếu giúp giữ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình hồi phục của làn da sau mụn. Ngoài ra còn có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa cao nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cần lựa chọn mật ong rừng nguyên chất, không bị pha tạp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đẩy mụn ẩn từ bột trà xanh
Bột trà xanh được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tuyệt vời. Chính vì thế, bạn đừng bỏ lỡ nguyên liệu rất tốt này nếu muốn loại bỏ mụn ẩn.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn lấy bột trà xanh pha với một chút nước và thêm vài giọt mật ong để được hỗn hợp sền sệt.
- Bước 2: Rửa mặt bằng nước ấm, sau đó thoa hỗn hợp trên lên da và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
- Thực hiện 2 – 3 lần trong 1 tuần
Trị mụn ẩn bằng rau diếp cá
Rau diếp cá không chỉ mang lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu trị mụn ẩn vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng rau diếp cá để đẩy lùi mụn ẩn theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Bạn lấy một nắm rau diếp cá, sau đó rửa sạch và cho vào máy xay, xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn lấy bông gòn thấm vào nước rau diếp cá, thoa đều lên mặt và để nguyên trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
Mụn ẩn và cách điều trị từ Tây y
Với những trường hợp mụn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi trị mụn không kê đơn thuộc nhóm Retinoid kết hợp với chế độ chăm sóc da định kỳ. Người bệnh sẽ dùng chủ yếu là những thuốc dạng bôi trực tiếp lên vùng da mụn.
Còn với các trường hợp mụn nặng, kèm theo các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cyclin hoặc nhóm Lincosamid.
Đây là hai nhóm thuốc kháng sinh đặc thù thường được chỉ định sử dụng để điều trị mụn ẩn nặng và được cho phép sử dụng lâu dài liên tục từ 3 – 6 tháng. Lưu ý, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều để việc điều trị có được kết quả tốt nhất.
Be the first to write a comment.