Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm đặt ra. Theo các chuyên gia, tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy có biện pháp nào giúp cải thiện bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân tiểu đường không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ICondom nhé.
Con số cụ thể về tuổi thọ trung bình của người tiểu đường
Trên thực tế, số người tử vong vì mắc bệnh tiểu đường đang tăng lên ở nhiều quốc gia. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự lơ là, chủ quan trong việc kiểm soát đường huyết và không điều trị sớm, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, làm rút ngắn tuổi thọ của người mắc.
Dựa theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của người bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 77-81 tuổi. Đối với người bệnh tiểu đường sẽ có tuổi thọ trung bình ngắn hơn từ 4-6 năm so với người có sức khoẻ bình thường (dựa vào kết quả được công bố trên tạp chí y khoa “Diabetes Care” thuộc Hiệp hội Tiểu đường hoa Kỳ (ADA). Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường sẽ tăng thêm từ 13,2-21,1 năm nếu được điều trị bằng các phương pháp tân tiến kết hợp xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Trên thực tế, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hoặc không phụ thuộc insulin đều dựa vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những lý do gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, làm tổn hại đến các cơ quan khác như tim, thận,… Người bị tiểu đường sẽ dễ mắc suy thận khi thường xuyên tăng huyết áp.
- Do bị biến chứng ở tim mạch: Các ca tử vong hiện nay đều xuất phát từ các biến chứng tim mạch như: Huyết áp cao, đột quỵ,…
- Các biến chứng ở thần kinh tự chủ, thần kinh ngoại vi: Các biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở người bệnh như: Rối loạn nhịp tim,…
- Do bị nhiễm trùng: Đối với người mắc tiểu đường, khi bị nhiễm trùng, tình trạng hoại tử sẽ xảy ra nếu vết thương lâu lành. Đây được xem là biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh nên lưu ý.
Bên cạnh các yếu tố nói trên, việc điều trị kịp thời kết hợp với kiểm soát đường huyết thường xuyên và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.
Các loại tiểu đường và tuổi thọ trung bình theo từng loại
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh bởi những biến chứng nguy hiểm của nó. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường có thể sống từ 60-70 năm và nếu kiểm soát tốt các yếu tố làm suy giảm tuổi thọ thì có thể sống lâu hơn.
Tiểu đường được chia làm 3 loại bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin); tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin); tiểu đường thai kỳ. Trong số đó, tiểu đường thai kỳ sẽ tự động biến mất sau quá trình sinh nở, duy chỉ có tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 sẽ theo người bệnh suốt đời. Chính vì vậy, mỗi một loại tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, tuổi thọ trung bình theo từng loại tiểu đường cũng sẽ có sự khác nhau một cách rõ rệt.
Người bệnh có tuổi thọ là bao nhiêu khi mắc tiểu đường tuýp 1?
Tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin) là bệnh rối loạn chuyển hoá, mà nguyên nhân chính gây ra là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cho cơ thể hoặc không sử dụng được insulin.
Đối tượng chính thường mắc tiểu đường tuýp 1 đa phần là những người trẻ và thiếu niên.
Dựa trên nghiên cứu của Diabetes UK (tổ chức bệnh tiểu đường Anh Quốc), người mắc tiểu đường phụ thuộc insulin có tuổi thọ trung bình từ 63-65 năm. Tức là bị giảm đi 20 năm so với người bình thường.
Một nghiên cứu gần nhất đã chỉ ra con số cụ thể về suy giảm tuổi thọ của nữ giới và nam giới mắc tiểu đường phụ thuộc insulin lần lượt là 13 tuổi và 11 tuổi.
Hiện nay, bằng những phương pháp điều trị tân tiến kết hợp với lối sống khoa học của người bệnh thì tuổi thọ của người mắc tiểu đường phụ thuộc insulin có thể kéo dài hơn.
Người bệnh có tuổi thọ là bao nhiêu khi mắc tiểu đường tuýp 2?
Tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin), đối tượng chính thường mắc bệnh này là những người ngoài 40 tuổi. Dựa theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Anh Quốc, tuổi thọ của người tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm 10 năm so với người có sức khoẻ bình thường. Cụ thể, đối với nữ giới sẽ có tuổi thọ trung bình trên 80 năm, còn đối với nam giới sẽ có tuổi thọ trung bình là 77 năm.
Tuy nhiên, sự tăng hoặc giảm của tuổi thọ còn dựa vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cách ứng phó và điều trị bệnh tiểu đường.
Suy cho cùng, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn tiền tiểu đường thì tuổi thọ sẽ kéo dài hơn. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan trong việc xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm, thì sẽ khiến tiểu đường chuyển biến nặng và nguy cơ cao có thể dẫn đến tử vong.
Cẩm nang sống thọ mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua
Để có thể cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và tăng tuổi thọ, bạn cần có những phương pháp điều trị và xây dựng lối sống khoa học ngay từ bây giờ.
Tuân thủ những nguyên tắc điều trị mà bác sĩ đưa ra
Để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng mà tiểu đường gây ra, việc kiên trì và tuân thủ các nguyên tắc điều trị là một trong những phương pháp tuyệt vời mà người bệnh nên chú ý.
Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều loại thuốc hoặc thảo dược tự nhiên có công dụng kiểm soát đường huyết tốt, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra về tim mạch,… Ngoài ra, còn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các bệnh lý khác.
Một số loại thảo dược tốt cho sức khoẻ có thể kể đến như: Dây thìa canh, khổ qua rừng, cam thảo đất,… Đây đều là những loại thảo dược bổ ích cho người tiểu đường nhờ những hoạt chất có lợi.
Một lưu ý cho người bệnh rằng, trước khi sử dụng các loại thuốc tây hay thảo dược, người bệnh cần đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định liều lượng phù hợp. Tránh tình trạng người bệnh sử dụng tuỳ ý rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là phương pháp cải thiện bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ được nhiều người bệnh biết đến, cụ thể:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…
- Hạn chế sử dụng các đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… Tăng cường bổ sung các chất xơ, giàu protein như: Một số loại rau xanh, cà chua, cà rốt,…
- Nên chế biến đồ ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, rán.
- Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất đạm.
- Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để có thể kiểm soát tốt đường huyết.
Có một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra, giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Tập thể dục thường xuyên
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học, người bệnh nên tạo cho mình thói quen tập thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, còn giúp cơ thể dẻo dai và tạo ra tinh thần sảng khoái.
Người bệnh có thể bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như: Đi bộ, khiêu vũ,… Không nên tập những bài thể dục quá sức để tránh tình trạng xảy ra huyết áp cao, làm cơ thể kiệt sức và mệt mỏi.
Giờ giấc sinh hoạt hợp lý
Người bệnh nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày và ngủ trước 23h để đảm bảo sức khỏe. Nếu không xây dựng giờ giấc hợp lý, thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng chuyển biến nặng, kéo theo tuổi thọ cũng giảm xuống một cách đáng kể.
Bảo vệ cơ thể, tránh sự xâm nhập của các bệnh lý khác
Sự suy giảm sức khoẻ và tuổi thọ bị rút ngắn xuất phát từ sự tác động qua lại của các bệnh lý khác. Một số bệnh lý điển hình có thể kể đến như: Tim mạch, mỡ máu,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh của người mắc.
Chính vì thế, việc kiểm soát tốt các bệnh lý khác cũng được xem là yếu tố quan trọng để kéo dài tuổi thọ cho người mắc tiểu đường.
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để theo dõi chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trong 3 tháng) 3 lần/tháng. Đồng thời, cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để kịp thời điều trị các bệnh lý khác xảy ra trong cơ thể.
Trên đây là những giải đáp của ICondom về vấn đề “tiểu đường sống được bao nhiêu năm”. Hy vọng, thông qua bài viết này, người bệnh sẽ điều chỉnh lối sống và có những phương pháp điều trị thích hợp để kéo dài tuổi thọ của bản thân.
Xem thêm
Be the first to write a comment.