5/5 - (1 bình chọn)

Khả năng phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào chế độ chăm sóc. Chế độ ăn uống, vận động khoa học cùng với kiêng cữ sau mổ thoát vị có thể ngăn ngừa các biến chứng có thể gặp phải như nhiễm trùng máu, tủy sống, thoát vị đĩa đệm tái phát, tổn thương dây thần kinh,… Cùng ICondom tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

Chế độ ăn uống

Phần lớn, cơn đau có xu hướng giảm sau từ 2-6 tuần sau khi phẫu thuật và các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, thời gian phục hồi còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe cũng như chế độ chăm sóc, kiêng cữ sau khi phẫu thuật. Chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, tăng khả năng phục hồi mà còn phòng ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. Vậy câu hỏi đặt ra là “nên và không nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm?

Nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp vết mổ nhanh hồi phục. Bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm sau trong khẩu phần ăn:

Thực phẩm giàu canxi và phospho

Đây là 2 khoáng chất cần thiết giúp xương chắc khỏe. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi, phospho như: sữa, hạnh nhân, các loại đậu, bông cải xanh, cá, pho mai,… Tuy nhiên, không nên cung cấp quá nhiều phospho, vì khi đó cơ thể sẽ tăng cường vận chuyển canxi từ xương vào máu. Kết quả dẫn đến là làm giảm canxi ở xương gây loãng xương, yếu xương và dễ gãy. Vì vậy, bạn nên đảm bảo cung cấp cân đối tỷ lệ giữa hai loại khoáng chất này.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc uống chứa canxi, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để được hướng dẫn và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn.

Thực phẩm giàu protein

Protein là một thành phần quan trọng trong cấu trúc tế bào. Sau khi vào cơ thể, protein sẽ được phân hủy tạo thành các acid amin cần thiết tham gia vào quá trình tổng hợp ADN (vật chất di truyền) và hình thành các mô mới, mô bị tổn thương, từ đó, nhanh chóng làm lành vết thương. Chính vì thế, trong khẩu phần ăn của bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm không thể thiếu các thực phẩm giàu protein như: trứng, cá, sữa, tôm, hạnh nhân,…

Mặc dù bổ xung protein là rất cần thiết, tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Bởi vì ngoài protein, chúng chứa một hàm lượng tương đối lớn các chất béo bão hòa và acid uric, khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình viêm, gây đau nhức xương khớp, đặc biệt là bệnh nhân sau phẫu thuật đang trong quá trình hồi phục.

Thực phẩm giàu vitamin 

Vitamin là nhóm chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nó chỉ chiếm một lượng nhỏ tuy nhiên lại có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe.

  • Vitamin C: có tác dụng hạn chế các gốc oxy hóa, làm bền thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hạn chế nhiễm trùng sau phẫu thuật. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ quá trình hấp thu sắt – thành phần quan trọng tạo nên nhân hem của hồng cầu. Thực phẩm giàu vitamin C rất đa dạng, đặc biệt là trong một số loại quả họ cam như bưởi, cam, quýt,…  hay kiwi, dâu tây, bông cải xanh,… cũng có một lượng lớn vitamin C.
  • Vitamin D: có tác dụng làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hóa. Vitamin D cùng với hormone tuyến cận giáp thúc đẩy chuyển hóa và điều hòa canxi, phospho tại xương, giúp xương chắc khỏe, hạn chế quá trình thoái hóa, tổn thương cột sống, đĩa đệm sau mổ thoát vị đĩa đệm. Vì thế, vitamin D chính là yếu tố giúp điều hòa nồng độ canxi và phospho trong cơ thể. Cá, tôm, sữa chua, dầu cá, sữa,… là những thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào khẩu phần ăn.
  • Vitamin B: Đặc biệt là vitamin B9 và vitamin B12. Đây là 2 chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, nhờ đó, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, đưa các chất dinh dưỡng cần thiết đến vị trí tổn thương giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Thiếu vitamin B6 có thể gây ra biến chứng tổn thương dây thần kinh (dẫn đến bệnh viêm đa dây thần kinh), bệnh nhân có biểu hiện tê bì chân tay. 
  • Vitamin K: Giúp tổng hợp các yếu tố đông máu, tham gia vào quá trình cầm máu, do đó hạn chế được hiện tượng xuất huyết, chảy máu vết thương sau phẫu thuật. Vitamin K có nhiều trong các loại rau cải, đậu nành,…

Thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin

Các chất có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy, ức chế enzym làm thoái hóa sụn, giúp chắc khỏe xương cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đây chính là một sự kết hợp tuyệt vời nhằm điều trị đau nhức xương khớp. Các nguồn thực phẩm giàu glucosamine bao gồm hạnh nhân, trứng, đậu nành, thịt bò,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Do ảnh hưởng còn lại của các thuốc gây mê sau mổ thoát vị đĩa đệm, nhu động ruột (khả năng co bóp) bị chậm trong khoảng 1 tuần sau phẫu thuật, gây nên tình trạng táo bón. Chính vì vậy, việc bổ sung chất xơ là điều cần thiết. Các loại rau xanh, trái cây chính là nguồn nguyên liệu giàu chất xơ mà bạn có thể tham khảo.

Không nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng trên, bệnh nhân có cần kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm không? Câu trả lời là nhé! Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên dùng trong quá trình hồi phục:Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo: Ăn nhiều chất béo có thể gây ra tình trạng loãng xương, tăng nguy cơ béo phì, từ đó làm tăng gánh nặng cho cột sống và đĩa đệm, tăng khả năng tái phát thoát vị đĩa đệm.

  • Không ăn các loại đồ ăn cay nóng: Các chất này có thể thúc đẩy phản ứng viêm, khiến vết thương sưng viêm, phù nề và cơn đau trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, chất kích thích: Đồ uống có cồn khiến cho cơ thể giảm hấp thu canxi và các khoáng chất cần thiết, gây viêm trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm có chứa purin: Đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt bò, nội tạng động vật,… Sau khi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa tại gan tạo thành acid uric và tích đọng ở các khớp gây viêm, sưng đau. Đối với bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm, acid uric sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm, cơn đau không những không thuyên giảm mà trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm có hàm lượng cao omega-6: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nếu ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ gây cản trở lưu thông tuần hoàn máu, do đó làm chậm quá trình làm lành vết thương.

Ngoài ra, nếu bạn lo lắng vết mổ sẽ để lại sẹo thì không nên ăn nhiều rau muống, đồ nếp. Các hoạt chất có trong các thực phẩm này sẽ kích thích sự tăng sinh của mô sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

  1. Chế độ sinh hoạt, vận động

Cùng với chế độ ăn uống khoa học, người bệnh nên vận động, nghỉ ngơi hợp lý, tạo điều kiện cho vết thương nhanh chóng hồi phục. Không chỉ riêng mổ thoát vị đĩa đệm, mà sau bất kỳ phẫu thuật nào, người bệnh cũng nên phân bổ thời gian hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi. Giấc ngủ sinh lý có vai trò hết sức quan trọng, khi đó cơ thể được nghỉ ngơi hồi phục sau một ngày mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên đi ngủ sớm (trước 23 giờ đêm), ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Bệnh nhân cũng cần chú ý đến tư thế nằm, nên nằm sấp trong những ngày đầu mới phẫu thuật, tránh làm tăng áp lực lên cột sống vì lúc này cột sống đang bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên nằm hay ngủ quá nhiều, hãy vận động nhẹ nhàng như đi lại để giúp lưu thông máu, tránh tình trạng co cứng khớp, cột sống. Không nên vận động quá sức, mang vác nặng khiến vết thương bị hở, chậm lành hơn. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm phải chờ ít nhất 6 tháng nếu muốn tập luyện các môn thể thao mạnh như nâng tạ,…

Trong vài ngày đầu sau khi mổ, các hoạt động sinh hoạt cá nhân như tắm rửa thay quần áo nên nhờ sự giúp đỡ của người thân để tránh tác động đến vết thương. Khi tắm rửa, người bệnh nên ngồi xuống thay vì đứng tắm hoặc ngâm bồn tắm. 

Từ tháng thứ 3 trở đi, cột sống và đĩa đệm đã dần hồi phục, bệnh nhân có thể tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hoạc bơi lội, yoga,… Mặc dù vậy, bạn vẫn cần hạn chế tuyệt đối vận động mạnh hay mang vác quá nặng.

Đến tháng thứ 6, tổn thương gần như đã hồi phục hoàn toàn ở đa số bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thực hiện chế độ ăn uống và vận động hợp lý để tránh tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.  Mổ thoát vị đĩa đệm là giải pháp hữu hiệu nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm. Thời gian hồi phục phụ thuộc rất lớn vào chế độ chăm sóc và kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế vận động mạnh sẽ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn

Xem thêm