Rate this post

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, liên quan đến quyền lợi, sức khỏe, bảo đảm an toàn và chất lượng cuộc sống của người tham gia, góp phần thực hiện công bằng xã hội.  Bài viết này ICondom chia sẻ thông tin đầy đủ về việc khám bằng bảo hiểm y tế tại Từ Dũ

Để tạo thuận lợi cho người dân, dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng thẻ BHYT tại Bệnh viện Từ Dũ:

ĐỐI VI BNH NHÂN NGOI TRÚ

Địa điểm: Khu M –  Khu khám bệnh số 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng:

A- Bệnh nhân mới

1.  Đến Quầy phát số thứ tự -> lấy số

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân + bản chính giấy chuyển viện 

3. Bệnh nhân nhận tờ khai thông tin cá nhân và nhận bộ giấy duyệt Bảo hiểm y tế;

4. Đến Quầy số 9 – Quầy A để duyệt BHYT -> nhận lại hồ sơ và nộp lại quầy từ số 1 đến 8 để nhập thông tin -> Bênh nhân được cấp số và đến phòng khám theo hướng dẫn.

B- Bệnh nhân táí khám

1. Đến Quầy phát số thứ tự  -> lấy số;

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và bản chính giấy hẹn khám bệnh theo diện Bảo hiểm y tế;

3. Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT -> đến Quầy số 2  để  duyệt BHYT -> Đến phòng khám bệnh theo quy trình  đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01lần);

4Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng -> Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT;

5. Sau khi được thanh toan BHYT -> bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm , …)

6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lậm sàng à mang trở lại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị;

C- Bệnh nhân chuyển tuyến

1. Đến Quầy phát số thứ tự -> lấy số;

2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và Giấy chuyển tuyến (bản chính);

3. Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT -> đến Quầy số 2  để  duyệt BHYT -> Đến phòng khám bệnh theo quy trình đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01lần);

4Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng -> Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT;

5. Sau khi được thanh toán BHYT -> bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm , …)

6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lậm sàng à mang trở ại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị

Lưu ý:

Trong quá trình bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, nếu được phát hiện có bệnh lý vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật mà bệnh viện chưa (hoặc không) triển khai thực hiện, người bệnh sẽ được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định.

ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

Đối tượng: Bệnh nhân nhập viện tại Khoa cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn tại Khu Khám bệnh.

A- Bệnh nhân chuyển viện cấp cứu

1. Bệnh nhân nhập Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ từ bất kỳ đơn vị khám, chữa bệnh (KCB) nào chuyển đến, đều được tiếp nhận và chăm sóc, điều trị chu đáo;

2Thân nhân đi cùng trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng + Giấy chuyển tuyến của người bệnh để làm thủ tục nhập viện theo quy đnh;

3. Bộ phận tiếp nhận thuộc Khoa cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra thẻ BHYT về quy trình thông tuyến theo quy định của BHYT trước  nhập viện

Nếu bệnh nhân nhập viện không thuộc trường hợp cấp cứu hoặc không có giấy chuyển tuyến thì được thanh toán 60% chi phí dựa trên quyến lợi mã thẻ của bệnh nhân  (thẻ 100% à hưởng trái tuyến 60%; thẻ 95% à hưởng  trái tuyến 57%); thẻ 80% à hưởng trái tuyến 48%).

B- Bệnh nhân nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn

1. Bệnh nhân được nhân viên Phòng Hội chẩn mang hồ sơ bệnh án và hướng dẫn đến khoa điều trị theo chỉ định của bác sĩ ;

2. Bệnh nhân trình thẻ BHYT tại Phòng trực của khoa điều trị (theo chỉ định của bác sĩ) để thực hiện các thủ tục và nhập viện theo quy định.

Xuất viện:

Bệnh nhân khi nhập viện tại Bệnh viện Từ Dũ,  có xuất trình thẻ BHYT, và giấy tờ tùy thân có ảnh chứng minh nhân thân hợp lệ (CMND, bằng lái xe, …) và giấy chuyển tuyến (đối với bệnh nhân chuyển viện), được thanh toán như sau: 

a. Sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh thông thường:

  • 100% chi phí khám chữa bệnh:

 + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan; người có công cách mạng;

 + Trẻ em dưới 6 tuổi;

 + Người thuộc hộ gia đình nghèo;

 + Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn;

 + Chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ bản (lương tối thiểu chung) …

  • 95% chi phí khám, chữa bệnh:

+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Thân nhân người có công với cách mạng.

  • 80% chi phí khám, chữa bệnh:đối với các đối tượng khác.

b. Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán như sau

  • 100% chi phí  khám chữ bệnh không giới hạn tỷ lệ thanh toán:

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người hoạt động cách mạng trước 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước 19/8/1945;

+ Bà mẹ VN anh hùng;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, thương tật tái phát.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND, nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ bản (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật. Phần còn lại do cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng chi trả.

+ Người có công với cách mạng nhưng không vượt quá 40 tháng lương cơ bản (lương tối thiểu chung) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật (quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC).

  • 95% chi phí:

+Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng;

+ Thân nhân người có công với cách mạng (trừ nhóm đối tượng quy định điểm i khoản 3, điều 12 Luật BHXH số 46/2014).

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo,

  • 80% chi phíđối với các đối tượng khác.

Lưu ý:

Trong quá trình bệnh nhân nhập viện cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩncủa Bệnh viện Từ Dũ, nếu các bác sĩ điều trị phát hiện ở người bệnh có một số bệnh lý khác cần điều trị ngoài khả năng chuyên môn của bệnh viện, người bệnh sẽ được chuyển đến điều trị tại các tuyến chuyên môn kỹ thuậtphù hợp để được thanh toán  viện phí đúng tuyến.

Khi xuất viện, việc thanh toán viện phí của bệnh nhân nhập viện cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn như sau:

+ Khoa điều trị cung cấp hồ sơ bệnh án của người bệnh được chỉ định xuất viện cho nhân viên Phòng Tài chính kế toán tính viện phí;

+ Căn cứ  quy định phân tuyến điều trị của Bộ Y tế và Bảo hiểm y tế, Phòng tài chính kế toán sẽ giải quyết viện phí cho người bệnh đúng tuyến, chuyển tuyến, trái  tuyến hoặc không có giấy chuyển tuyến  . Cụ thể:

Nếu bệnh nhân nhập viện không thuộc trường hợp cấp cứu hoặc không có giấy chuyển tuyến thì được thanh toán 60% chi phí dựa trên quyến lợi mã thẻ của bệnh nhân:

 – Thẻ 100% à hưởng trái tuyến 60%;

 – Thẻ 95% à hưởng  trái tuyến 57%);

 – Thẻ 80% à hưởng trái tuyến 48%) . 

Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ, nhưng bệnh nhân đi nước ngoài để chữa bệnh, sẽ không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh  (Điều 14 và Phụ lục 04 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC). 

Các trường hợp không được hưởng BHYT (Điều 23 – Luật Bảo hiểm y tế)

+ Khám sức khỏe

+ Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị

+ Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ

+ Sử dụng  các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch gia đình (nạo hút thai, phá thai, …) trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của sản phụ hoặc thai nhi

+ Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.