Răng khôn là răng số mấy là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi họ bắt đầu có những chiếc răng khôn đầu tiên mọc lên, gây sưng đau, khó chịu.
Răng khôn là răng số mấy?
Răng khôn là răng số mấy? Câu trả lời là: Răng khôn là răng số 8 – răng hàm cuối cùng của mỗi bên hàm. Mỗi hàm bao gồm 2 răng khôn nên 2 hàm răng sẽ có 4 răng khôn.
Theo quy tắc của nha khoa, số thứ tự của các răng sẽ được tính bắt đầu từ răng cửa chính là răng số 1, số thứ tự sẽ tăng dần lên đến 8 khi về phía cuối của bên trái hàm và bên phải hàm. Ví dụ:
- Chiếc răng số 1: răng cửa chính bên trái.
- Chiếc răng số 2: răng cửa phụ bên trái.
- Chiếc răng số 3: răng nanh bên trái.
- Chiếc răng số 4: răng cối nhỏ bên trái đầu tiên.
- Chiếc răng số 5: răng cối nhỏ bên trái tiếp theo.
- Chiếc răng số 6: răng cối lớn bên trái đầu tiên.
- Chiếc răng số 7: răng cối lớn bên trái tiếp theo.
- Chiếc răng số 8: răng cối lớn bên trái cuối cùng – còn được gọi là răng khôn hay răng số 8.
Răng khôn có nguy hiểm hay không?
Như vậy sau khi biết răng khôn là răng số mấy, chúng ta có thể xác định được vị trí mọc răng khôn là ở cuối hai bên hàm của hai hàm trên và dưới. Hơn nữa, răng khôn thường mọc khi chúng ta bước vào độ tuổi từ 17 đến 25 và mọc cuối cùng.
Đây là thời điểm mà những chiếc răng khác trong hàm đã mọc hoàn thiện và bám chặt vào lợi đồng thời khoảng trống để răng khôn có thể dễ dàng mọc trồi thẳng lên một cách bình thường như những chiếc răng khác là rất hạn chế. Do đó, nó sẽ mọc theo con đường khác – đó là lý do vì sao khi đi khám, các bác sĩ thường xác định các dạng mọc của răng khôn:
- Răng khôn mọc thẳng như bình thường.
- Răng khôn mọc ngang, mọc lệch: có thể đâm vào răng số 7 bên cạnh, lệch trong, lệch ngoài, lệch 90 độ, 45 độ.
- Răng khôn mọc ngầm ở dưới và được bao trùm bởi lợi.
Nếu răng khôn mọc bất thường như mọc lệch, mọc ngầm, gây viêm đau và thậm chí mọc bình thường thì đều có thể gây ra những tác hại:
- Gây đau đớn ở hàm, lợi, má. Cơn đau có thể rất dữ dội, đau đến mức chỉ cần há miệng thôi cũng cảm thấy cực kỳ khó khăn. Tình trạng đau còn kèm theo sốt.
- Lợi trùm bao quanh răng khôn còn khiến thức ăn dễ dàng bám vào kẽ lợi, kẽ răng gây viêm nướu và sâu răng.
- Răng khôn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến răng số 7, đặc biệt khi nó mọc đâm vào răng số 7. Khi đó, răng số 7 sẽ có nguy cơ bị sâu, lung lay, yếu.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, răng khôn mọc lệch có thể khiến hàm răng bị xô lệch gây đau tai, viêm xoang, co thắt ở khớp thái dương hàm. Về lâu dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống và sự cân bằng của xương.
Có nên nhổ răng không hay không?
Khi răng khôn mọc sẽ thường gây sưng đau. Khi rơi vào hoàn cảnh này bạn có thể áp dụng giải pháp giảm đau tạm thời là chườm nóng vào má, gần vị trí đau hoặc súc miệng bằng nước muối ấm. Sau đó, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để được khám một cách cẩn thận. Phần lớn, các trường hợp mọc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường được chỉ định nhổ để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Khi nhổ răng khôn, bạn cần phải lưu ý và chuẩn bị tinh thần để đối mặt với các tình huống có thể thể xảy ra:
- Tình trạng sưng tấy và đau sau khi nhổ răng.
- Chảy máu: Trong vài giờ đồng hồ sau khi nhổ răng, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng rỉ máu và giảm dần về sau. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
- Ăn uống: thời gian đầu sau khi mới nhổ răng khôn, bạn cần ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Có thể, bạn sẽ không quen nhưng hãy cố gắng một vài buổi rồi bạn có thể ăn uống như bình thường.
Ngoài ra, khi nhổ răng khôn, các bác sĩ thường nhổ răng vào buổi sáng để có thể kiểm soát được nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng máu chảy nhiều. Đồng thời, tình trạng đau sẽ giảm dần vào ban đêm và tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Be the first to write a comment.