Gan nhiễm mỡđang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Khoảng 25% số người mắc bệnh này sẽ chuyển thành xơ gan, thậm chí ung thư gan nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Phương pháp nào điều trị khi bị gan nhiễm mỡ ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của ICondom để có cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả khi bị mắc bệnh này.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan là mô tạng lớn thứ 2 trong cơ thể chúng ta, được ví như nhà máy vừa sản xuất năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể vừa xử lý các chất độc hại có trong máu. Chức năng quan trọng này sẽ bị ảnh hưởng nếu gan chứa quá nhiều mỡ.
Ở người bình thường, mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2-4% trọng lượng của gan. Nhưng khi bị bệnh gan nhiễm mỡ, lượng mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% và thường xảy ra khi sự tích tụ chất béo trong cơ thể quá cao.
Gan nhiễm mỡ không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến xơ gan
Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
Cấp độ 1
Là giai đoạn đầu của bệnh, thường ở thể nhẹ, lành tính, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tỉ lệ mỡ chiếm 5 – 10% trọng lượng gan, không gây viêm.
Triệu chứng của bệnh giai đoạn này không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Sau đó, bệnh tiến triển âm thầm khiến lượng mỡ tích trụ ngày càng nhiều, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, gan có thể phục hồi chức năng và khỏe mạnh bình thường.
Cấp độ 2
Tỉ lệ mỡ chiếm 10 – 25% trọng lượng gan, có gây viêm. Mỡ lan rộng ra các mô gan, cơ hoành, làm giảm các bờ tĩnh mạch trong gan. Giai đoạn này vẫn chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể nhanh chóng chuyển sang cấp độ 3 nếu không kịp thời điều trị.
Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn chưa có nhiều dấu hiệu lâm sàng chỉ phát hiện khi siêu âm hoặc chụp cắt lớp gan.
Cấp độ 3
Tỉ lệ mỡ chiếm 25 – 30% trọng lượng gan, có gây viêm. Các mô mỡ làm trì trệ chức năng thải độc và chuyển hóa của gan khiến bệnh rất khó điều trị và phục hồi.
Cấp độ 4
Là giai đoạn cuối của bệnh, tình trạng mỡ tích tụ trên 30% trọng lượng gan, nhu mô gan bị tổn thương, xơ hóa không hồi phục. Đây là nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Bệnh nhân có một số biểu hiện lâm sàng như: buồn nôn, vàng da, vàng mắt, ăn uống không tiêu, đau bụng… Giai đoạn này cần được theo dõi và điều trị tích cực.
Ai có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
· Béo phì
· Uống nhiều rượu bia
· Suy giáp
· Suy tuyến yên
· Phẫu thuật dạ dày
· Rối loạn chuyển hóa
· Nồng độ cholesterol cao
· Lượng triglycerides trong máu cao
· Hội chứng buồng trứng đa nang
· Huyết áp cao
· Sử dụng thuốc điều trị ung thư.
· Gia đình từng có người mắc bệnh
· Lối sống, chế độ ăn uống không khoa học.
Người béo phì và uống nhiều bia rượu có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao
Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Thăm khám lâm sàng
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm
- Sinh thiết
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
Gan nhiễm mỡ ở cấp độ 1 và 2 có thể phục hồi hoàn toàn nếu người bệnh tầm soát bệnh sớm và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Từ cấp độ 3 trở đi, các tổn thương không phục hồi và dễ bị biến chứng cần được theo dõi thường xuyên.
Điều trị các nguyên nhân và yếu tố gây bệnh:
- Người béo phì, ít vận động cần tích cực giảm cân, tăng cường vận động, điều chỉnh chế độ ăn.
- Người bệnh tiểu đường và các bệnh lý nội tiết nên kiểm soát đường huyết và điều trị dứt điểm bệnh nội tiết.
- Người nghiện rượu hoặc sử dụng các thuốc gây tổn hại gan nên bỏ rượu và đổi các loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến gan.
- Người bệnh sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng nên điều chỉnh chế độ ăn cân bằng và hợp lý.
Uống thuốc điều trị và hỗ trợ
Bệnh gan nhiễm mỡ không phụ thuộc vào thuốc hạ mỡ máu do nhiều trường hợp không có rối loạn chuyển hóa lipid. Việc điều trị chỉ kết hợp với thuốc hạ mỡ máu khi hàm lượng lipid trong máu tăng cao. Khi sử dụng những loại thuốc này nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc thường dùng:
- Hạ lipid máu: Fibrat, nhóm Lovastatin, Simvastatin.
- Vitamin E: là chất chống oxy hóa, liều cao giúp tăng HDL và giảm LDL cholesterol.
- Choline: thành phần phosphatidyl choline giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả.
- Vitamin: nhóm B, C tham gia vào quá trình bảo vệ tế bào gan, ngăn chặn mỡ và hoại tử gan.
- Acid amin: giúp tái tạo và tăng cường quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi của các tế bào bị tổn thương.
- Methionine: thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và bảo vệ gan thông qua việc tạo ra choline.
Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học
- Tăng cường vận động thể lực 30 phút/ngày, ít nhất 4 ngày/ tuần.
- Kiểm soát cân nặng và đường huyết.
- Bổ sung đa dạng các loại rau xanh, trái cây, dầu thực vật vào thực đơn hằng ngày.
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, lao động quá sức.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, theo dõi cẩn thận khi bị rối loạn lipid máu.
Người bị gan nhiễm mỡ nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và dầu thực vật trong chế độ ăn uống
Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm về gan. Vì vậy, bạn nên tầm soát bệnh gan định kỳ hoặc khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường nên đến ngay các bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín sau để kịp thời ngăn chặn những diễn biến trầm trọng của bệnh
Danh sách bệnh viện uy tín khám gan mật tại Hà Nội và TP. HCM
Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Q. Đống Đa
Giờ làm việc: 6h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 6
Bệnh viện Vinmec – Trung tâm gan mật
Là một trong những bệnh viện hàng đầu Việt Nam về chẩn đoán, tầm soát, điều trị các bệnh lý về gan – mật – tụy như ung thư gan, viêm gan, u đầu tụy, sỏi mật… Ngoài ra, đây cũng là bệnh viện đầu tiên triển khai thành công các ca ghép gan từ người sống.
Trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến trên thế giới cùng đội ngũ giáo sư, bác sĩ và các chuyên gia nước ngoài với chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm ngoài khám chữa bệnh còn triển khai ứng dụng các phương pháp mới gia tăng hiệu quả chẩn đoán, điều trị các bệnh lý gan – mật – tụy.
Địa chỉ: số 458 đường Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Bệnh viện Vinmec có đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh lý về Gan – Mật
Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện E
Là tổ hợp chuyên ngành tiêu hóa thực hiện đầy đủ các chức năng khám, điều trị Nội khoa, phẫu thuật ngoại khoa kết hợp nội soi chẩn đoán và nội soi can thiệp cho các bệnh lý tiêu hóa.
Trung tâm có phòng khám và tư vấn bệnh tiêu hóa, khoa Nội tiêu hóa; khoa Gan mật; khoa phẫu thuật tiêu hóa, nội soi – thăm dò chức năng.
Địa chỉ: số 89 đường Trần Cung – Nghĩa Tân – Q.Cầu Giấy – Hà Nội
Phòng khám bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chuyên khoa Tiêu hóa, Phòng khám Số 1 do các chuyên gia Tiêu hóa của Bệnh viện Đại học Y và Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp thăm khám. Kết hợp với các chuyên khoa khác và hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đây là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tiêu hóa lựa chọn…
Địa chỉ: số 1 đường Tôn Thất Tùng – Q.Đống Đa – Hà Nội
Bệnh viện Nhiệt đới TW
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Q.Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: 7h30 đến 17h từ thứ 2 đến thứ 7
Bệnh viện Quân Đội 108
Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Q.Hai Bà Trưng
Giờ làm việc: 6h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 6
Bệnh viện Quân y 103
Địa chỉ: số 261 Phùng Hưng, Q. Hà Đông
Giờ làm việc: 6h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 6
Bệnh viện Bình Dân TP.HCM
Địa chỉ: số 201 đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Q.5
Giờ làm việc: 7h đến 16h từ thứ 2 đến thứ 6
Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM
Địa chỉ: số 764 đường Võ Văn Kiệt, phường 1, Q.5
Giờ làm việc: 7h đến 16h từ thứ 2 đến thứ 6
Bệnh viện Hòa Hảo TP.HCM
Địa chỉ: số 254 đường Hòa Hảo, phường 4, Q.10
Giờ làm việc: 7h đến 20h từ thứ 2 đến thứ 7
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Địa chỉ: số 201 đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Q.5
Giờ làm việc: 6h30 đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
Be the first to write a comment.