Bệnh đái tháo đường thường có biểu hiện, triệu chứng như thế nào? Rối loạn đường huyết ở người đái tháo đường có nguy hiểm không? Bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn không? Đây là những thắc mắc được mọi người quan tâm đến nhiều nhất về bệnh đái tháo đường. Hãy cùng ICondom tìm hiểu về đái tháo đường qua bài viết dưới đây để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhé!
1. Tìm hiểu về rối loạn đường huyết ở người đái tháo đường là gì?
Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao (tăng đường huyết) hoặc lượng đường trong máu giảm thấp (hạ đường huyết). Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân đái tháo đường cần tìm hiểu về cách nhận biết các biểu hiện, triệu chứng, nguyên nhân để có phương pháp xử lý và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng của rối loạn đường huyết của bệnh đái tháo đường
2.1 Các triệu chứng hạ đường huyết
Các triệu chứng của hạ đường huyết là lượng đường trong máu giảm xuống. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL. Cùng với đó, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết. Các triệu chứng đi kèm có thể phát triển trong 10 – 15 phút, bao gồm:
- Cảm thấy mệt mỏi
- Lo lắng, bồn chồn
- Yếu cơ, chân tay run rẩy
- Người đổ mồ hôi
- Nhịp tim nhanh hơn
Nếu lượng đường trong máu giảm xuống dưới 40mg/dL, bệnh nhân sẽ cảm thấy cáu, bực bội trong người. Bệnh nhân sẽ trở nên suy nhược, cảm thấy đói cực độ, mệt mỏi và chóng mặt. Nếu tình trạng kéo dài, lượng đường trong máu giảm xuống thấp hơn. Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mất ý thức, bất tỉnh hoặc co giật. Lúc này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Một số người bệnh mắc đái tháo đường lâu năm , bệnh nhân sẽ không có triệu chứng hay biểu hiện nào cho đến khi lượng đường trong máu giảm xuống thấp hoặc giảm một cách đột ngột.
2.2 Các triệu chứng tăng đường huyết
Các triệu chứng tăng đường huyết áp là lượng đường trong máu tăng lên. Khi lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khát nước. Tình trạng đường huyết tăng ở người đái tháo đường có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày với một số triệu chứng như sau:
- Cần đi tiểu thường xuyên, tần suất đi tiểu tăng
- Sụt cân bất thường
- Cảm thấy buồn ngủ
- Cảm thấy buồn nôn
- Cơ thể luôn cảm thấy cực kỳ đói và khát
- Mắt dấu hiệu bị mờ.
2.3 Vì sao cần để ý các triệu chứng rối loạn đường huyết đối với người bệnh đái tháo đường?
Tầm quan trọng của việc nhận biết các triệu chứng rối loạn đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường. Bởi vì các triệu chứng này diễn ra nhiều lần trong ngày. Việc nhận biết kịp thời các triệu chứng sẽ giúp bệnh nhận biết cách xử lý với các tình huống hợp lý.
Việc theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết sẽ giúp người bị bệnh đái tháo đường tránh được các biến chứng cấp tính nguy hiểm. Chẳng hạn như mất nước do tăng huyết áp, bất tỉnh do hạ đường huyết nghiêm trọng, nhiễm toan ceton do tiểu đường, … Nếu bạn tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ có thể kiểm soát được các vấn đề về rối loạn đường huyết.
3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
3.1 Hạ đường huyết
Nguyên nhân hạ đường huyết do lượng đường trong máu giảm xuống thấp hơn so với mức trung bình – thấp hơn 70mg/dL. Tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra ở những người nhịn ăn, ăn kiêng, giảm cân cấp tốc và những người bị tiểu đường. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến giảm đường huyết là dùng nhiều insulin, sử dụng nhiều thuốc hạ đường huyết và vận động quá nhiều.
3.2 Tăng đường huyết
Đa số bệnh nhân đái tháo đường đều bị tăng đường huyết. Tình trạng tăng đường huyết do bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn có chỉ số đường huyết cao, quên thuốc, sử dụng thuốc hạ đường huyết chưa đủ để về chỉ số trung bình, … Bên canh đó, bệnh nhân căng thẳng về mặt cảm xúc hay bị cảm lạnh, cảm cúm, chấn thương, bệnh tật hoặc nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây nên ở người bị đái tháo đường.
Tình trạng đường huyết tăng lên cao, liên tục ảnh hưởng có tim, não, dây thần kinh, mạch máu, thận và mắt gây ra tổn thương cho các bộ phận này. Tần suất tăng đường huyết kéo dài gây ra các biến chứng nghiệm trọng như hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu hoặc nhiễm ceton và có thể dẫn đến tử vong.
4. Các biến chứng của bệnh rối loạn đường huyết ở người đái tháo đường
Các biến chứng của rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường vô cùng nguy hiểm. Việc tăng đường huyết trong máu sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, gây tổn thương đến các bộ phận như tìm, não, mạch máu, dây thần kinh, mắt và các bệnh nhiễm khuẩn. Nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ chủ yếu ở người cao tuổi bị đái tháo đường. Bệnh nhân mắc bệnh võng mạc nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn tới mù lòa. Biến chứng của rối loạn đường huyết gây nên bệnh suy thận. Nguy hiểm hơn là dẫn đến tới vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Rối loạn đường huyết của bệnh đái tháo đường đối với phụ nữ mang thai cũng kéo theo rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé. Vì vậy cần theo dõi cẩn thận và kiểm soát tình trạng bệnh để không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Bệnh này ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở. Khi trẻ sinh ra có nguy cơ bị giảm lượng đường trong máu. Nếu tình trạng thai nhi bị phơi nhiễm kéo dài với lượng đường trong máu cao thì sẽ khiến bé có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường về sau
5. Cách điều trị chứng rối loạn đường huyết của bệnh đái tháo đường
Dưới đây là những phương pháp điều trị chứng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường:
5.1 Điều trị hạ đường huyết
Khi bạn cho rằng lượng đường trong máu của mình xuống thấp, hãy kiểm tra lượng đường trong máu xem đang có mức độ nào. Khi bạn nắm được tình trạng lượng đường trong máu của mình thì sẽ có cách điều trị hạ đường huyết phù hợp với bệnh lý.
Trong trường hợp khẩn cấp: Bạn có thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì có chất bột đường như: Kẹo, bánh, trái cây ngọt hoặc ly nước đường, … cho đến khi bạn cảm thấy lượng đường đã về mức ổn định. Bạn có thể để các loại kẹo ngọt, đường trong nhà để phòng trường hợp hạ đường huyết.
Bệnh nhân khi bị hạ đường huyết nên thăm khám thường xuyên hơn. Nếu bạn bị hạ đường huyết nghiêm trọng nên thăm khám định kỳ. Nghe theo chỉ định và tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể về mức an toàn.
5.2 Điều trị tăng đường huyết
Để điều trị tình trạng rối loạn đường huyết do tăng lượng đường trong máu thì bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều bột đường, ăn nhiều rau quả, tăng cường tập thể dục, duy trì cân nặng phù hợp và không nên căng thẳng. Nên thăm khám thường xuyên và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài phải có phác đồ điều trị phù hợp để đường huyết về mức ổn định.
6. Phòng ngừa chứng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?
Các biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn đường huyết là gì? Điều quan trọng nhất là bệnh nhân luôn phải giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Cách tốt nhất để điều trị rối loạn đường huyết là thay đổi cách sinh hoạt và ăn uống, tuân thủ theo chỉ định để điều trị và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên: . :
- Kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ
- Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
- Không nên sử dụng rượu, bia quá nhiều
- Nên uống nhiều nước
- Bổ sung carbohydrate khi hạ đường huyết
Tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường rất dễ mắc phải. Vì vậy cần nhận biết sớm các triệu chứng và có phương pháp điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh trở nặng
Xem thêm
Be the first to write a comment.