5/5 - (2 bình chọn)

Vacxin viêm gan B là phương pháp để phòng chống bệnh viêm gan B tốt nhất được nhiều người lựa chọn hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng biết được nên tiêm ngừa viêm gan B khi nào? Vacxin này có tác dụng trong bao nhiêu lâu? Những ai được tiêm và không được tiêm loại vacxin này? ICondom sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Vacxin ngừa viêm gan B có tác dụng ra sao?

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị viêm gan cao bậc nhất thế giới, số lượng bệnh nhân rất đông và đến từ khắp nơi trên cả nước. Viêm gan B cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm rất rộng, lan truyền rất nhanh, mang tới sự nguy hại rất lớn cho gia đình và xã hội. Bởi vậy, việc tiêm phòng viêm gan B rất quan trọng đối với mỗi người.

vac-xin-viem-gan-b-ava.jpg

Vacxin viêm gan B hoạt động trên nguyên lý là sau khi được tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ tự động sản sinh ra những kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Nếu cơ thể đã bị virus viêm gan B xâm nhập, kháng thể trong vacxin sẽ lập tức xác nhận điều đó và tiêu diệt các virus, bảo vệ gan khỏi những tổn thương không đáng có.

Vacxin này có tác dụng trong bao nhiêu lâu?

Trong lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia được ban hành vào năm 2015, trẻ em sẽ được tiêm mũi đầu tiên vacxin viêm gan B ngay lúc mới sinh (hoặc trong vòng 48 giờ sau khi sinh), mũi thứ hai của bé sẽ là vào lúc một tháng tuổi, bé sẽ tiêm tiếp mũi thứ ba lúc tròn 2 tháng tuổi, sau đó một năm sẽ tiêm nhắc mũi thứ tư, đến 8 năm sau sẽ tiêm nhắc lại mũi thứ năm.

Với người lớn, nếu bạn chưa có kháng thể với viêm gan B (hay AntiHBs âm tính) thì sẽ được tiêm vacxin đủ 3 mũi theo trình tự là 1 – 2 – 3. Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 3 tháng. Sau 5 – 10 năm sau hãy tiêm nhắc lại lần nữa.

Đối với những trường hợp xét nghiệm có nồng độ kháng thể AntiHBs cao hơn 10 mIU/mL thì đừng quá lo lắng. Có thể người này từng tiêm vacxin lần nào đó hoặc cũng đã nhiễm siêu vi HBV nhưng đã khỏi bệnh. Trong trường hợp này, nếu cơ thể đã có miễn dịch, đủ sức đề kháng với HBV thì có thể không cần tiêm ngừa vacxin. Thế nhưng, vì hệ miễn dịch của người này sẽ bị quên dần theo thời gian nên người này cần theo dõi vài năm và tiêm nhắc lại khi thấy cần thiết.

Đối với những trường hợp xét nghiệm có nồng độ kháng thể AntiHBS dưới 10 mIU/mL thì có thể bác sĩ sẽ xem xét việc tiêm nhắc lại một mũi để nâng hiệu giá kháng thể đến mức đủ khả năng bảo vệ cơ thể.

Những lưu ý khi tiêm vacxin viêm gan B

–  Sau khi tiêm vacxin thường thì không có tác dụng phụ. Chỉ có một số ít có biểu hiện như: bị chai cứng chỗ tiêm, bị sốt, bị nôn… Hiện tượng này sẽ mất dần đi sau 3 ngày. Nếu như không mất dần đi sau 3 ngày thì người tiêm phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

–  Người nào có tiền sử dị ứng nặng với liều tiêm ngừa vacxin viêm gan B trước đây, hoặc có tiền sử dị ứng nặng với thành phần nào đó trong vacxin thì cần được theo dõi chặt chẽ và phải thông báo với bác sĩ. Vacxin không có hiệu quả điều trị và không có tác dụng với những người đã nhiễm siêu vi B. Nếu xét nghiệm thấy dương tính thì không cần tiêm vacxin nữa.

–  Có thể chuyển từ vacxin của hãng này sang một hãng khác trong cùng một liệu trình.

–  Nếu như khi tiêm vacxin có sự gián đoạn về thời gian thì không cần thiết phải tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện liệu trình tiêm đầy đủ thì hiệu quả bảo vệ sẽ đạt tối đa sau khoảng 6 tháng tính từ mũi đầu tiên.

–  Được phép tiêm vacxin viêm gan B cùng lúc với các vacxin khác.

–  Có thể tiêm vacxin kháng viêm gan B cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Chưa có trường hợp thực tiễn nào chứng minh vacxin có ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và sự phát triển của bào thai.

– Có thể tiêm vacxin chống viêm gan B cho người suy giảm hệ miễn dịch như người bị nhiễm HIV. Mặc dù những người này có khả năng miễn dịch với vacxin giảm nhưng cũng không ảnh hưởng gì.