5/5 - (1 bình chọn)

Huyết áp tăng cao là tình trạng cảnh báo cho sức khỏe của bạn đang gặp phải nhiều vấn đề. Đây là một triệu chứng phổ biến, không giới hạn lứa tuổi mắc phải và thường xuyên gặp ở người cao tuổi.

Nếu không được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời, người cao huyết áp có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Vậy tăng huyết áp làm xét nghiệm gì?

Thế nào được xem là tăng huyết áp?

Mọi người thường chủ quan khi nghĩ chỉ có những người nóng nảy, dễ kích động, hay căng thẳng do tính chất công việc, gia đình thì mới bị cao huyết áp. Tuy nhiên, tăng huyết áp không không phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, nếu bạn là một người bình tĩnh và ít khi nóng giận thì vẫn có thể bị chứng cao huyết áp.

Huyết áp lúc bạn trong trạng thái nghỉ ngơi, thông thường sẽ dao động trong khoảng 100 đến 140mmHg huyết áp tâm thu. Còn huyết áp tâm trương là 60-90mmHg. Còn nếu như khi đo huyết áp, mà kết quả thường xuyên có chỉ số cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg thì chứng tỏ bạn đang có huyết áp cao và nên thận trọng đến sức khỏe.

Bởi đây là một tình trạng sức khỏe phổ biến, trong đó lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra các vấn đề sức khỏe. Cao huyết áp cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim, bệnh thận, và có liên quan đến cả chứng mất trí.

Tăng huyết áp làm xét nghiệm gì?

Để có thể xác định và chẩn đoán đúng được tình trạng bệnh cao huyết áp, bắt buộc bạn phải thực hiện một số xét nghiệm có liên quan, ngoài việc khám tổng quát tại bệnh viện.

Theo BS.Thầy Thuốc Quân Y Ưu Tú Quách Tuấn Vinh, thì bệnh nhân tăng huyết áp cần phải thực hiện các xét nghiệm sau:

+ Các xét nghiệm về máu: Nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, acid Uric máu, đường máu, chức năng thận: Tình trạng mỡ máu (cholesterol, triglyceride, LDL-C, HDL-C…) đánh giá tình trạng vữa xơ động mạch, là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp thường phải tiến hành một hay nhiều lần xét nghiệm máu để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.

+ Xét nghiệm acid uric máu: Xét nghiệm này có tác dụng những hướng dẫn cho thấy thuốc chỉ định thuốc điệu trị. Trong đó, một số thuốc không dùng khi acid Uric máu tăng như aspirin, thuốc lợi tiểu hypothiazit…

+ Xét nghiệm nước tiểu: Sau khi chẩn đoán tăng huyết áp, bạn sẽ được các bác sĩ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu theo dung lượng vừa đủ, để họ có thể kiểm tra xem thận và bàng quang của bạn có hoạt động bình thường hay không. Xét nghiệm chuyên sâu này cũng giúp chẩn đoán sớm tiền sản giật ở sản phụ mắc tăng huyết áp.

+ Đo điện tâm đồ: Phương pháp này giúp đánh giá thương tổn cơ tim hay mức độ phì đại của tim. Dựa vào kết quả, các bác sĩ có thể sớm phát hiện tình trạng cholesterol làm nghẽn luồng máu lưu thông về tim.

+ Siêu âm tim: Tác dụng chính của siêu âm tim trong xét nghiệm cao huyết áp là kiểm tra độ khỏe mạnh của cơ tim. Sớm phát hiện những biến chứng không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như tim to, hở van tim…

Điều trị ra sao khi bị tăng huyết áp?

Tùy thuộc vào tình trạng huyết áp của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình, có thể bạn sẽ bắt buộc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp. Cùng với đó là kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Đối với những người nghiện thuốc lá nên bỏ hẳn thuốc và nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần cắt giảm những thực phẩm không có lợi cho người cao huyết áp; kiểm soát cân nặng, để giảm nguy cơ béo phì, có thể tác động đến việc huyết áp tăng cao. Đồng thời phải thường xuyên vận động để rèn luyện một tinh thần thoải mái và một sức khỏe thật tốt…

Xem thêm