Thói quen ăn uống là một trong các nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình ung thư hóa dạ dày, mà chúng ta có thể phòng ngừa được. Ung thư dạ dày đứng thứ 5 về độ xuất độ xảy ra trong các loại ung thư, đứng thứ 3 về tử vong trong các loại ung thư và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì thế chúng ta cần hiểu được thói quen xấu để tránh, thói quen đúng để áp dụng.
Các triệu chứng sớm nghi ngờ ung thư dạ dày
- Cảm giác nóng rát chỗ vùng bụng hoặc vùng sau xương ức.
- Cảm giác khó tiêu.
- Cảm giác đầy hơi, chướng dịch, cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng.
- Cảm thấy no dù chỉ ăn ít.
- Cảm giác như thức ăn bị kẹt lại ở họng trong lúc ăn.
- Cảm giác buồn nôn, nôn hoặc cả hai.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao
- Nhiễm trùng Helicobacter pylori.
- Hút thuốc lá.
- Tiền sử gia đình có người ung thư dạ dày.
- Tiền sử mắc bệnh dạ dày ruột như: viêm dạ dày phì đại mạn tính, loạn sản tế bào ruột, loạn sản biểu mô dạ dày.
- Bệnh nhân thiếu máu nặng.
- Người có nhóm máu A.
Những người có cơ địa có nguy cơ cao hơn trung bình về mắc ung thư dạ dày cần nói với bác sĩ của bạn để bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về tầm soát ung thư dạ dày bằng phương pháp nội soi ống tiêu hóa trên và test tìm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Thói quen ăn uống xấu – Nguyên nhân ung thư dạ dày phổ biến
Nhiều nghiên cứu đã có các bằng chứng cho thấy một số loại thức ăn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày:
- Uống hơn 3 ly rượu mỗi ngày. Cơ chế mà rượu kích thích các chất sinh ung thư bằng cách nào thì chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng các nhà khoa học đã bước đầu thấy được sự tương tác của rượu lên cơ thể làm giảm phản ứng miễn dịch chống lại các rối loạn sinh sản tế bào trong dạ dày.
- Ăn thức ăn đóng hộp ướp muối, như là dưa muối, cá khô muối. Các thí nghiệm được thực hiện trên chuột cho thấy sự tiêu hóa muối gây viêm dạ dày- điều này làm tăng hoạt động của N-methyl-N-nitro-nitrosoguanidine (MNNG), là một chất có tác động đến quá trình ung thư hóa dạ dày. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối còn làm hư hại niêm mạc dạ dày và dẫn đến các tình trạng viêm loét, thoái hóa.
- Ăn thức ăn có chứa chất bảo quản, ví dụ như thịt nguội, hot dog, và một số loại sốt.
- Thừa cân béo phì.
- Tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi và nhiệt độ cao.
Chế độ dinh dưỡng giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả là nguồn dinh dưỡng giàu carotenoids, vitamin C, folate, và phytochemicals, đây là các chất có vai trò bảo vệ cơ thể trong quá trình ung thư hóa bằng cách ngăn chặn phản ứng oxy hóa xảy ra trong dạ dày.
Vitamin C (ascorbic acid)
Rau quả và trái là các nguồn thức ăn chứa vitamin C. Vitamin C đóng vai trò là một chất chống oxy hóa và có thể quét sạch nhiều loại hợp chất oxy hóa được tạo ra trong dạ dày. Vitamin C còn được biết đến là chất ức chế sự sản xuất của hợp chất N-nitroso gây ung thư ở trong dạ dày. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tin rằng vitamin C có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn helicobacter pylori.
Trà xanh
Trà xanh chứa polyphenols, hay được biết phổ biến với tên gọi catechins. Các catechins chính có trong trà xanh bao gồm: epigallocatechin-3-gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin-3-gallate (ECG) và epicatechin (EC). Các chất này có khả năng chống phản ứng oxy hóa và ức chế nitrosation. Ngoài ra, trà xanh còn ức chế sự phân chia và biến đổi tế bào, nên làm giảm quá trình chết theo chương trình tế bào- nói cách khác là giảm sự sản sinh không kiểm soát của các tế bào ung thư.
Trà đen và cà phê
Mặc dù catechin trong trà đen chỉ bằng 30% lượng có trong trà xanh, nhưng hoạt động ức chế của trà đen chống lại các tác nhân gây ung thư hóa đã được nghiên cứu ở động vật và thấy rằng nó tương đương với trà xanh.
Caffeine, kahweol, và cafestol có trong cà phê có thể góp phần vào tác động tăng cường khả năng tự bảo vệ của dạ dày trước các tác nhân gây ung thư.
Ăn uống hợp vệ sinh
Helicobacter pylori được xem là một trong các yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Vì thế phòng ngừa nhiễm trùng loại vi khuẩn này cũng là một chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày:
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi nấu ăn và trước khi ăn.
- Tránh các loại thức ăn và nước uống trông có vẻ không sạch sẽ.
- Đừng ăn bất cứ thứ gì chưa nấu chín.
Be the first to write a comment.