Rate this post

Hiện nay, tỉ lệ mang thai ngoài tử cung ở Việt Nam ngày càng tăng. Theo thống kê 1.000 phụ nữ mang thai thì sẽ có khoảng 4 đến 5 người mang thai ngoài tử cung.  Mang thai ngoài tử cung là biến chứng sản khoa thường gặp trong giai đoạn sớm của phụ nữ mang thai.

Mang thai ngoài tử cung sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho người mẹ, vì vậy khi phát hiện mang thai ngoài tử cung thì cần nên nhanh chóng tìm cách giải quyết.

Ngoài chảy máu âm đạo là dấu hiệu phổ biến trong mang thai tử cung thì đau bụng cũng là dấu hiệu xuất hiện nhiều ở các phụ nữ mang thai không kém dấu hiệu chảy máu âm đạo. Vậy thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Thế nào là thai ngoài tử cung     

Quá trình thụ tinh được diễn ra: Hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng để tạo nên hợp tử. Hợp tử sau đó sẽ tự nhân đôi và chúng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng về làm tổ trong buồng tử cung. Tại tử cung trứng sau khi đã thụ tinh nó sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. 

Thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai sau khi được thụ thai nhưng nó lại không bám vào thành bên trong tử cung mà nó lại làm tổ sai chỗ ở các phần phụ ngoài tử cung: ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, nhưng hay thường thấy nhất là  thai nằm ở vòi trứng. Tại những vị trí này, sẽ không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi nên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài tử cung.

  • Bệnh lý: viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, Tắc hoặc hẹp vòi trứng, u nang buống trứng. Đây là các bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung.
  • Do nạo phá thai dẫn đến tổn thại tử tung.

Đau bụng – Dấu hiệu có thai ngoài tử cung

Ngoài dấu hiệu chảy máu âm đạo thì đau bụng cũng là một dấu hiệu phổ biến trong trường hợp có thai ngoài tử cung.

Trứng sau khi thụ tinh, lúc này nó sẽ được gọi là hợp tử, nó sẽ có một hình trình đi từ ống dẫn trứng đến tử cung. Hợp tử di chuyển đến được tử cung nhờ tác động của những nhung mao niêm mạc và sự dịch chuyển các chất trong ống dẫn trứng. Thời gian dành cho việc di chuyển này khoảng 3 ngày theo hướng dịch chuyển. Vì vậy sau 5 – 10 ngày có quan hệ tình dục, phôi thai đã được làm tổ trong tử cung.

Vì thế, thường sau khi trễ kinh 10 ngày, nếu xuất hiện dấu hiệu đau bụng thì bạn hãy nghĩ đến ngay trường hợp có thai ngoài tử cung. Cơn đau sẽ xuất hiện từ bụng dưới hoặc vùng chậu ở một bên từ nhẹ cho đến nghiêm trọng, có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột. Nếu cơn đau kéo dài và ngày một nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng của nhiều bạn đọc. Thai ngoài tử cung sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, nếu phát hiện ra trường hợp mang thai ngoài tử cung phải nhanh chóng đến bệnh viện để tránh dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa khả năng sinh sản của người mẹ.