Trĩ được coi là cơn ác mộng “khủng khiếp” đối với những người đã và đang mắc phải. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt mà còn là mầm mống đe dọa đến sức khỏe con người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm hơn. Vậy dấu hiệu bệnh trĩ là gì? Cách chữa trị và phương pháp điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc.
Bệnh trĩ liệu có nguy hiểm không?
Số người bệnh trĩ hiện nay đang không ngừng tăng lên, phổ biến nhất là những đối tượng làm văn phòng, thường ngồi nhiều và ít vận động. Bệnh trĩ có nguy hiểm không là câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là chủ quan không đi khám vì cho rằng căn bệnh này không hề nguy hiểm và do ăn cay nhiều nên bị nóng, họ không hề biết rằng nếu để lâu, căn bệnh sẽ gây đau đớn trầm trọng, dẫn đến những biến chứng phức tạp gây khó khăn trong mọi sinh hoạt.
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:
- Khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đi lại đau đớn, thậm chí ngồi cũng đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.
- Tắc nghẽn búi trĩ gây đau nhức, rát, sưng đỏ vùng hậu môn. Nếu nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng máu, viêm nhiễm và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như ung thư trực tràng.
- Việc đi tiêu ra máu nhiều dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, nhức đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đầu óc căng thẳng, stress, dễ bị ngất xỉu.
- Gây nhiễm trùng máu: nứt, rách hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công, xâm nhập ngược vào cơ thể và dễ gây nhiễm trùng máu, do búi trĩ bị lòi ra trong thời gian dài.
- Nữ giới mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt, ảnh hưởng nặng nề nhất là trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Do đó phụ nữ trước khi mang thai cần có các biện pháp phòng tránh, cảnh giác các nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
- Đặc biệt đối với phụ nữ: nếu mắc bệnh này không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Do đó cần có các biện pháp phòng tránh, ăn uống điều độ để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị trĩ.
5 dấu hiệu cần nghĩ ngay đến bệnh trĩ
Chảy máu
Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện đó chính là chảy máu. Khi mới có dấu hiệu, lượng máu bị chảy ít và tần suất xuất hiện cũng không nhiều. Nếu không để ý người bệnh sẽ không phát hiện ra, chỉ khi nhìn vào giấy vệ sinh mới thấy những tia máu xuất hiện.
Lâu dần, tình trạng chảy máu hậu môn sẽ xuất hiện thường xuyên và lượng máu chảy ngày một nhiều hơn. Thường thường, ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy máu chảy rõ ràng vì sự đau rát hậu môn rất khó chịu.
Trong những trường hợp này, khi thấy xuất hiện dấu hiệu, bạn nên đi đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị ngay nếu đúng bị bệnh trĩ.
Sa búi trĩ
Đây cũng là biểu hiện bệnh trĩ thường gặp. Ở mỗi mức độ nhiễm bệnh và giai đoạn khác nhau mà biểu hiện sa búi trĩ có sự khác nhau.
- Ở giai đoạn nhẹ, các búi trĩ sa xuống nhưng có thể tự co lên được. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này tốt nhất bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.
- Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn khi đi đại tiện bởi vì các búi trĩ bị sa ra ngoài phải sử dụng tay mới có thể đẩy lên được hoặc sa hẳn ra ngoài. Do đó, chỉ cần đi đứng nhiều hay làm việc nặng cũng khiến người bệnh rất đau và khó chịu.
- Bước sang giai đoạn cuối, các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, người bệnh dùng tay cũng không thể đẩy các búi trĩ vào trong.
Chảy dịch nhầy ở hậu môn
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, dấu hiệu hậu môn ẩm ướt có mùi hôi do dịch nhầy là một trong số những biểu hiện của bệnh trĩ cũng như bệnh lý hậu môn trực tràng lạ.
Chảy dịch nhầy ở hậu môn xuất hiện khi một vài búi lòi dom đã phát triển. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau, cảm nhận được sự vướng cộm, sưng đỏ, trầy xước và khó khăn khi đi đại tiện thậm chí là vận động cơ thể. Chất nhầy tiết ra nhiều khiến bệnh nhân cảm thấy ẩm ướt hậu môn và hơi có mùi hôi.
Táo bón – dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân trĩ
Táo bón là dấu hiệu dễ “nhận diện” bệnh trĩ nhất, đi phân khô cứng, khó ra gây chảy máu. Về lâu dài, hình thành các búi trĩ, đại tiện khó khăn, hậu môn rách và chảy máu, …
Triệu chứng toàn thân
- Chảy máu hậu môn nhiều lần làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể khiến bệnh nhân dễ bị đau đầu, choáng ngất.
- Sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, hoặc không muốn đi đại tiện là tâm lý chung mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ gặp phải.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể đối mặt với hiện tượng căng thẳng, lo âu quá mức do những tác động của các triệu chứng bệnh trĩ gây ra.
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Nhiều người cho rằng bệnh trĩ bị là do di truyền, tuy nhiên chính những thói quen hàng ngày của bạn đã tạo điều kiện tốt cho căn bệnh này dễ dàng tấn công:
- Ít vận động: bệnh trĩ thường xuất hiện nhiều ở dân văn phòng do đặc thù công việc phải ngồi lâu, ít vận động.
- Không ăn các đồ ăn có xơ như rau, trái cây. Ăn nhiều các đồ ăn nóng: đồ ăn có ớt, tương,… và uống nhiều đồ uống có chất kích thích như bia, rượu. Uống ít nước cũng là một nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh trĩ.
- Béo phì, phụ nữ có thai, ho kéo dài, …
Lời khuyên cho những người bị bệnh trĩ
- Chú trọng về ăn uống: Uống nhiều nước lọc và ăn đồ ăn chứa nhiều chất xơ. Khi tạo thói quen ăn uống như vậy, việc tiêu hoá của bạn sẽ dễ dàng, phân lỏng và không bị đau rát hậu môn. Hạn chế ăn mặn và kiêng các chất có gia vị nóng, cà phê, rượu. Vì khi ăn mặn, muối sẽ giữ nước lại bên trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, khiến cho tình trạng ngày càng nặng hơn. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Chế độ sinh hoạt: bạn cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày. Tránh đứng hay ngồi lâu, tuyệt đối không ngồi xổm. Nên tập thể dục, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Nên ngủ đúng giờ, không nên thức khuya, stress. Và đặc biệt cần hạn chế sinh hoạt tình dục khi thấy các biểu hiện của bệnh trĩ.
- Vệ sinh sạch sẽ bằng nước sau khi đi đại tiện: việc vệ sinh sau khi đi đại tiện bằng nước sẽ làm bạn dễ chịu hơn là lau bằng giấy, điều này cũng làm cho hậu môn sạch sẽ và tránh nhiễm khuẩn hơn rất nhiều.
Ngoài ra, bạn cũng cần thăm khám tại cơ sở ý tế chuyên khoa để bệnh trĩ không còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Nếu bạn không biết khám ở đâu uy tín, chất lượng thì ICondom gợi ý cho bạn phòng khám, Bệnh viện Quốc tế VinMec.
Vinmec có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu từ nước ngoài.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm như:
- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh – Quyền trưởng khoa Ngoại Tổng Hợp, từng có hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề. Từng công tác tại Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Việt Đức.
- Bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh – Trưởng Đơn nguyên Ngoại Tiêu Hóa, bác sĩ là có hơn 10 năm kinh nghiệm. Từng công tác tại Bệnh viện Saint Paul.
Với những thông tin hữu ích mà ICondom vừa cung cấp, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ. Hãy luôn chăm sóc bản thân và có thời gian biểu trong ăn uống, sinh hoạt thật hợp lý để phòng tránh căn bệnh này nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.