5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý về xương khớp phổ biến, chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người mắc. Đối với bệnh này, nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt,… Bài viết dưới đây của ICondom sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh này. Cùng theo dõi nhé!

Thoát vị đĩa đệm: Kiến thức hữu ích liên quan

Sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm. Khi bệnh khởi phát, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức âm ỉ. Bên cạnh đó, nếu không kịp thời điều trị, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm là rất cao, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hiểu như thế nào về tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh?

Do bị tổn thương cột sống hoặc đĩa đệm bị chèn ép khiến khối nhân nhầy nằm bên trong trung tâm đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ, gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi nhân tác động lên rễ thần kinh xung quanh hoặc ống sống, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh sẽ khởi phát. Đây được xem là biến chứng của thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ của người mắc.

Đối tượng chính thường mắc thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là người già. Tuy nhiên, hiện nay, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau, nếu không biết cách bảo vệ xương khớp. 

Các vị trí trên cơ thể dễ bị tổn thương nhất, bao gồm: Thắt lưng và vùng cổ.

Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này xảy ra?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khởi phát do:

  • Thoái hoá cột sống làm mất ổn định cấu trúc cột sống, khiến đốt xương và đĩa đệm bị thay đổi. Lúc này, kết cấu của đĩa đệm ban đầu bị ảnh hưởng và dần suy yếu, nghiêm trọng hơn thoát vị rồi chèn ép lên dây thần kinh quá mức.
  • Chấn thương ở cột sống thường gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh. Do chấn thương tác động vào cấu trúc đĩa đệm, khiến bao cơ xơ suy yếu và bị mỏng.
  • Vận động sai cách như thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế,… diễn ra trong thời gian dài. Điều này làm ảnh hưởng đến cột sống, đĩa đệm bị chèn ép sẽ lệch ra khỏi vị trí cố định và tác động lên các dây thần kinh xung quanh.
  • Béo phì, thừa cân: lượng mỡ thừa trong cơ thể khiến cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau một thời gian, sẽ xảy ra hiện tượng nhân nhầy thoát ra ngoài và tạo sức ép lên dây thần kinh, gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
  • Lối sống buông thả, thiếu khoa học  như lười vận động, thường kê gối cao khi ngủ,… sẽ gây tác động xấu đến cột sống, khiến chúng dễ bị thoái hoá.
  • Thiếu hụt dưỡng chất cần thiết như thiếu canxi hoặc các khoáng chất khác. Việc hấp thu các loại thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.

Những triệu chứng báo hiệu bạn đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Khi mắc phải tình trạng này, cơ thể người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Khi vận động hoặc di chuyển sẽ tác động đến vùng bị tổn thương và gây cảm giác đau nhức cho người bệnh. Ngược lại, khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm bớt.
  • Người bệnh thường có cảm giác đau nhức tại vị trí cột sống bị tổn thương.
  • Quá trình vận động của người bệnh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Sau mỗi lần vận động, người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở thắt lưng, vai và lưng.
  • Vùng cơ bị giật nhẹ và suy yếu dần. Một số trường hợp khác xảy ra tình trạng teo cơ và dẫn đến bại liệt.

Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng khác tùy vào vị trí tổn thương cột sống, cụ thể như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: Việc thực hiện động tác xoay cổ, ngửa và cúi cổ sẽ ảnh hưởng đến vùng vai gáy của người bệnh, gây ra cảm giác tê mỏi. Bên cạnh đó, cơn đau nhức sẽ lan xuống các bộ phận khác như bàn tay, ngón tay, cẳng tay, cánh tay theo đường đi của các rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa: Tình trạng này gây đau nhức ở vùng hông, mông và thắt lưng. Cơn đau sẽ lan xuống các bộ phận của chân như bàn chân, cẳng chân và đùi dọc theo đường đi của dây thần kinh toạ.

Như đã nói ở trên, nếu không can thiệp sớm, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, để ngăn ngừa xảy ra hậu quả không đáng có, người bệnh nên chủ động trong việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

Thắc mắc : Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Câu trả lời là có. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ ngày càng chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Rễ thần kinh bị đau nhức: Do quá trình kích thích rễ thần kinh bị tổn thương khiến các rễ thần kinh bị đau nhức. Cơn đau lan rộng từ thắt lưng đến chân. Cơn đau sẽ càng nhức nhối hơn khi người bệnh di chuyển, hắt hơi, ho hoặc ngồi trong thời gian lâu. Điều này gây cản trở đến hoạt động thường ngày của người bệnh.
  • Cảm giác bị rối loạn: Người bệnh bị mất cảm giác lạnh, nóng và xúc giác. Những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh thường xảy ra biến chứng này, thường gặp nhất là biến chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân.
  • Bị teo cơ: Bệnh gây ra cảm giác đau nhức dọc theo dây thần kinh, khiến quá trình vận động của người bệnh trở nên khó khăn. Lâu dần, cấu trúc của cơ mất đi độ săn chắc, dẫn đến teo cơ. 
  • Rối loạn vận động: Do rễ thần kinh chi phối, hai chân của người bệnh có thể bị liệt và mất hoàn toàn khả năng vận động. 
  • Hội chứng đuôi ngựa: Rễ R5 và các dây thần kinh khác bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm, dẫn đến hội chứng đuôi ngựa. Đối với biến chứng này, nếu không phẫu thuật sớm sẽ khiến ruột, bàng quang của người bệnh bị mất kiểm soát và khả năng cân bằng cơ thể cũng bị mất đi, thậm chí có thể dẫn đến bại liệt.

Có giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng bệnh không?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường khó điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục bệnh là rất cao. Một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng, cụ thể:

Điều trị theo y học hiện đại

Khi phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị theo y học hiện đại, bao gồm:

Tây y là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh hiệu quả

Phương pháp điều trị bằng tây y được nhiều người áp dụng nhờ mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau tuỳ vào tình trạng bệnh. Một số loại thuốc tây được bác sĩ khuyến khích khuyên dùng như:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ.
  • Vitamin nhóm B như vitamin B1, B12,…
  • Thuốc đau thần kinh tọa (ở dạng tiêm).

Thuốc tây tuy mang lại tác dụng nhanh, nhưng rất dễ xảy ra tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Chính vì thế, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Vật lý trị liệu- phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh mang lại hiệu quả cao

Với phương pháp này, các đốt sống sẽ được điều chỉnh và đưa về lại vị trí ban đầu. Quá trình chèn ép của đĩa đệm lên các dây thần kinh xung quanh bị ức chế và suy giảm, từ đó cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên tiến hành vật lý trị liệu thường xuyên và đều đặn. Khi đó, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể và quá trình di chuyển của người bệnh thực hiện dễ dàng hơn.

Tiến hành phẫu thuật

Phương pháp này chỉ sử dụng khi thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh chuyển biến nặng. Nhân nhầy sẽ được bác sĩ cắt bỏ để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, sau đó thay thế bởi đĩa đệm nhân tạo mới. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến:

  • Phẫu thuật mổ hở.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống.

Đối với phương pháp này thường gây ra sự rủi ro trong và sau quá trình phẫu thuật, vì thế người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi trước khi áp dụng.

Hấp thu các loại thực phẩm giàu dưỡng chất

Người bệnh nên thường xuyên hấp thu các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như phúc bồn tử, anh đào,…
  • Các loại rau chứa vitamin nhóm B và chất xơ như rau xà lách, bắp cải, bí ngô,…
  • Ức gà, thịt cá cung cấp protein cho cơ thể và không gây kích ứng viêm.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thức uống có cồn hoặc chứa nhiều hàm lượng tinh đường như nước ngọt,…
  • Thịt động vật chứa nhiều cholesterol và mỡ như thịt lợn, bò,…
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như mì, nui,…

Bài viết đã tổng hợp các kiến thức liên quan về tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh và có những phương pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Xem thêm