Khi khám bệnh và nhận đơn thuốc của bác sĩ, rất nhiều bệnh nhân được chỉ định thuốc Medrol – một thuốc thuộc nhóm corticoid. Đây là thuốc được chỉ định điều trị trong rất nhiều bệnh lý khác nhau tuy nhiên cũng có rất nhiều lưu ý đặc biệt khi sử dụng.
Cùng ICondom tìm hiểu về kĩ hơn về thuốc Medrol qua bài viết sau đây.
Thuốc medrol chứa hoạt chất và có những hàm lượng nào?
Viên nén Medrol của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ) chứa methylprednisolone là một glucocorticoid (còn gọi là corticoid). Methylprednisolone mang đầy đủ các tác dụng đặc trưng của corticoid như: kháng viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng.
Thuốc Medrol được bào chế dưới nhiều hàm lượng khác nhau: 2mg, 4mg, 8mg, 16mg hoặc 32mg methylprednisolone. Đây là một thuốc kê đơn và sử dụng theo toa của bác sĩ.
Chỉ định của thuốc Medrol trong điều trị
Theo thông tin từ nhà sản xuất Pfizer, Medrol được chỉ định trong các bệnh lý sau đây:
1. Rối loạn nội tiết
- Suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh
- Viêm tuyến giáp không đặc hiệu
- Tăng calci máu liên quan đến ung thư.
2. Rối loạn thấp khớp
- Viêm khớp dạng thấp, bao gồm viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
- Viêm cột sống dính khớp
- Viêm bao hoạt dịch cấp tính và bán cấp
- Viêm xương khớp sau chấn thương
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm màng não
- Viêm khớp gút cấp
3. Bệnh lý hệ keo
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Viêm da toàn thân
- Viêm đa cơ
- Thấp tim cấp tính
4. Bệnh da liễu
- Viêm da bọng nước dạng herpes
- U sùi dạng nấm
- Hội chứng Stevens-Johnson
- Viêm da tiết bã nghiêm trọng
- Viêm da tróc vảy
Bệnh vẩy nến nặng
5. Bệnh dị ứng
- Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng mạn.
- Phản ứng quá mẫn thuốc (phản ứng phản vệ).
- Bệnh huyết thanh
- Viêm da dị ứng
- Viêm da tiếp xúc
- Hen phế quản
6. Bệnh nhãn khoa
- Loét giác mạc dị ứng
- Herpes nhãn khoa
- Viêm màng bồ đào
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Viêm kết mạc dị ứng
- Viêm mống mắt
7. Bệnh hô hấp
- Bệnh Beryllium
- Hội chứng Loeffler kháng trị
- Lao phổi
- Viêm phổi hít.
8. Rối loạn huyết học
- Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân ở người lớn
- Giảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn
- Bệnh thiếu máu tán huyết (tự miễn)
- Giảm hồng cầu (thiếu máu hồng cầu bất thường)
- Thiếu máu bẩm sinh.
9. Bệnh máu ác tính
- Bệnh bạch cầu, u lympho ở người lớn
- Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em.
10. Trạng thái phù
- Giảm protein niệu trong hội chứng thận hư.
11. Bệnh đường tiêu hóa
- Viêm đại tràng
- Viêm ruột
12. Hệ thần kinh
- Các đợt cấp của bệnh đa xơ cứng thần kinh.
13. Một số bệnh khác
- Viêm màng não do lao (sử dụng đồng thời với hóa trị liệu chống nhiễm trùng thích hợp).
- Bệnh giun xoắn liên quan đến thần kinh hoặc cơ tim.
Chống chỉ định của thuốc medrol
- Dị ứng với các thành phần của thuốc
- Không dùng cho nhiễm nấm toàn thân. Điều này được giải thích là do Medrol có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Corticoid cũng có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng mà bạn đã mắc phải hoặc kích hoạt lại một bệnh nhiễm trùng mà bạn đã mắc gần đây. Hãy cho bác sĩ của bạn về bất kỳ bệnh hoặc nhiễm trùng bạn đã có trong vài tuần qua.
Để đảm bảo Medrol an toàn cho bạn, hãy nói với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu bạn đã từng bị hoặc đang mắc các chứng sau:
- Rối loạn tuyến giáp;
- Nhiễm herpes mắt;
- Loét dạ dày, viêm loét đại tràng hoặc viêm ruột;
- Trầm cảm, bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần;
- Bệnh gan (đặc biệt là xơ gan);
- Huyết áp cao;
- Loãng xương;
- Một rối loạn cơ bắp như nhược cơ;
- Đa xơ cứng.
- Đái tháo đường: methylprednisolone có thể làm tăng nồng độ glucose (đường) trong máu hoặc nước tiểu của bạn do đó có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc trị tiểu đường.
- Người ta không biết liệu thuốc này sẽ gây hại cho thai nhi hay không do đó hãy cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.
- Vẫn chưa chắc chắn methylprednisolone đi vào sữa mẹ hoặc có thể ảnh hưởng đến em bé bú hay không do đó vẫn nên đề cập đến tình trạng cho con bú của bạn cho bác sĩ.
Những điều cần tránh khi sử dụng thuốc Medrol
Tránh ở gần những người bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng.
Báo ngay cho bác sĩ để tiến hành điều trị dự phòng nếu bạn bị nhiễm thủy đậu hoặc sởi vì những tình trạng này có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong ở những người đang sử dụng thuốc corticoid.
Không được tiêm các vắc-xin sống giảm độc lực trong khi sử dụng Medrol. Vắc-xin có thể sẽ không hoạt động tốt trong thời gian dùng thuốc và không còn khả năng bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi bệnh tật. Vắc-xin sống giảm độc lực bao gồm sởi, quai bị, rubella, bại liệt, rotavirus, thương hàn, sốt vàng da, thủy đậu, bệnh zona và vắc-xin cúm.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Medrol
- Giữ nước gây phù (sưng ở tay hoặc mắt cá chân);
- Chóng mặt, cảm giác quay tròn, đau đầu.
- Thay đổi kỳ kinh nguyệt;
- Đau cơ hoặc yếu cơ nhẹ;
- Dạ dày khó chịu, đầy hơi.
Các tác dụng phụ cần báo cho bác sĩ khi sử dụng thuốc Medrol
- Khó thở (ngay cả khi gắng sức nhẹ), sưng, tăng cân nhanh;
- Vết thâm, da mỏng hoặc bất kỳ vết thương không lành;
- Nhìn mờ, đau mắt;
- Trầm cảm nặng, thay đổi tính cách, suy nghĩ hoặc hành vi bất thường;
- Phân có máu hoặc màu đen;
- Ho ra máu hoặc nôn mửa trông giống như bã cà phê;
- Co giật;
- Kali trong máu giảm gây chuột rút, táo bón, nhịp tim không đều, rung trong ngực, tăng khát hoặc tăng đi tiểu, tê hoặc ngứa ran.
- Corticoid có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ở trẻ em, hãy báo cho bác sĩ nếu con bạn không phát triển với tốc độ bình thường khi sử dụng thuốc Medrol.
Quá liều thuốc medrol có sao không?
Khi sử dụng quá liều methylprednisolone một lần sẽ không tạo ra các triệu chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài liều cao có thể dẫn đến các triệu chứng như da mỏng, dễ bầm tím, thay đổi hình dạng hoặc vị trí của mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở mặt, cổ, lưng và eo: Hội chứng Cushing), tăng mụn trứng cá hoặc rậm lông mặt, gặp vấn đề kinh nguyệt, bất lực hoặc mất hứng thú trong tình dục.
Liều dùng và cách dùng thuốc medrol
Thuốc Medrol là thuốc kê đơn. Tùy theo bệnh lý mắc phải mà Medrol được sử dụng theo phác đồ cụ thể riêng, với hàm lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc khác nhau. Cần lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, kể cả việc uống thuốc vào thời gian nào trong ngày (ví dụ uống lúc 8 giờ sáng). Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc nếu không có chỉ định giảm liều từ từ trước đó từ bác sĩ điều trị. Nên nhớ, corticoid luôn luôn là con dao hai lưỡi.
(ICondom chuyển ngữ từ Drugs – Pfizer)
Be the first to write a comment.