Tiểu đường có ăn được khoai lang, khoai mì không? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường vì họ đều có chung mối lo ngại là trong khoai lang có đường. Đặc biệt những chị em đang trong quá trình mang bầu
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Do vị ngọt tự nhiên nên không ít mẹ bầu nghĩ rằng khoai lang không tốt cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên khoai lang hoàn toàn an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường do tổng lượng calo và lượng đường bột rất thấp, giúp hàm lượng insulin trong cơ thể mẹ bầu được cân bằng và giảm lượng đường huyết trong máu.
Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas. Khoai lang các loại là lựa chọn thay thế tốt cho khoai tây trắng. Chúng có chất xơ và chất dinh dưỡng cao hơn, chẳng hạn như beta carotene. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Nhưng theo như nghiên cứu cho thấy chỉ số đường huyết của khoai lang khi được nấu chín vừa phải là 54%. Trong khi đó chỉ số này vẫn đứng sau so với gạo trắng là 83%.
Chính vì thế mà ngược với suy nghĩ của các mẹ, nếu biết cách sử dụng khoai lang, nó còn có tác dụng giúp kiểm soát và ngăn ngừa tăng đường huyết.
Khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Việc ăn khoai lang còn giúp máu được lọc sạch; kiểm soát nhịp tim; xương cốt được cải thiện nhờ iron và calci; giúp tăng cường thị lực,…
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào?
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa carbohydrate. Để giúp khoai lang giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng nhất, bạn nên chế biến bằng cách luộc, hấp thay vì nướng hoặc rán.
Nên ăn vào buổi trưa vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 – 5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể và ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi.
Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 củ khoai lang không quá 250g do ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa vitamin A không tốt cho thai nhi
Be the first to write a comment.