Bệnh tiểu đường, theo Y học gọi là đái tháo đường, là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, dẫn đến đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường có 2 tuýp là tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1) và tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2).
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin để giúp đường hấp thụ vào các tế bào cơ thể. Hiểu rõ các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 giúp bạn có cách phòng tránh và điều trị ngay từ giai đoạn sớm.
Tiểu đường tuýp 1 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 1: tuyến tụy không sản xuất ra hoocmon insulin đủ để hấp thụ đường dẫn đến tình trạng dư thừa đường trong máu. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài.
Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1
• Do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khiến cơ thể có ít hoặc không có insulin.Lúc này, lượng đường không chuyển đến các tế bào mà tích tụ lại trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
• Trong gia đình có mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
• Cơ thể thiếu hụt vitamin D, ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi, sử dụng sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò hoặc sữa bò nguyên chất từ sớm. Các loại này cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
• Trực tiếp tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
• Xuất hiện kháng thể bệnh tiểu đường.
Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1)
Khát nước và đi tiểu nhiều
Thường xuyên khát nước (tăng khát – polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria) là những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường; Khi mắc bệnh, thận không hấp thụ được lượng nước dư thừa, tích tụ lại trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Người bình thường đi tiểu 4-10 lần trong ngày, trung bình là 6-7 lần và không thay đổi. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, hãy chú ý đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Cơ thể giảm cân đột ngột mà bạn không đang trog chế độ ăn kiêng hay tập thể dục. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng nên sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi.
Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi
Tế bào không có đủ glucose để tạo thành năng lượng, mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng góp phần làm bạn cảm thấy kiệt sức.
Mờ mắt
Tình trạng này xảy ra do sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn và mọi thứ bắt đầu trông mờ đi. Nếu bện không được điều trị, triệu chứng này có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến chứng mù.
Ngứa da
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường xuất hiện tình trạng khô da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo, vết xước khô hay nứt trên da và nhiễm nấm men.
Vết thương lâu lành
Đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Triệu chứng này hay gặp ở bàn chân.
Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân
Tay và chân, là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên. Tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1
Để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn cần tuân thủ chế độ ăn đặc biệt để kiểm soát lượng đường hấp thụ vào cơ thể và chia các bữa ăn nhẹ vào các thời điểm cố định trong ngày.
Bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường máu bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà. Trường hợp, lượng đường trong máu quá cao so với bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, việc kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa các biên chứng của bệnh tiểu đường.
Điều trị đái tháo đường tuýp 1 bằng thuốc
Tiêm hoặc truyền insulin.
Theo dõi lượng đường trong máu: để duy trì hoặc phòng tránh các biến chứng. Đường máu nên duy trì ở mức vào ban ngày giữa 80 và 120 mg / dL (4,4-6,7 mmol / L) và ngủ giữa 100 và 140 mg / dL (5,6-7,8 mmol / L).
Cấy ghép tuyến tụy: để tuyến tụy đủ chức năng sản sinh ra insulin cho cơ thể
Cấy ghép tế bào: đang được thử nghiệm với ghép tế bào tiểu đảo, cung cấp các tế bào sản xuất insulin mới từ một tuyến tụy nhà tài trợ
Cấy ghép tế bào gốc để hỗ trợ điều trị bằng máu của mình
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Các loại thực phẩm phù hợp và an toàn với người mắc bệnh tiểu đường như:
– Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò
– Các loại cá
– Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1” đối với người mắc bệnh tiểu đường. Bạn cần tránh xa các loại thực phẩm dưới đây:
– Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, sữa …
– Trái cây sấy khô
– Tinh bột: cơm, bún, phở…
– Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
– Rượu, bia và đồ uống có cồn.
Nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thể giữ lại chất đặc và chất lỏng, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1.
Biến chứng do đái tháo đường gây ra
Biến chứng về tim mạch: xuất hiện các biến chứng như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch.
Hạ đường huyết: khi đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (dưới 3.6 mmol/l).
Biến chứng nhiễm trùng: gây ra sự suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể và lâu lành vết thương.
Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Biến chứng về thần kinh: các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi… là những biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường.
Tổn thương mắt: mạch máu ở mắt bị tổn thương gây ra các bệnh về mắt như mắt mờ, mù lòa, tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể …
Be the first to write a comment.