Ung thư đại tràng gồm 5 giai đoạn: giai đoạn 0, giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Trong đó ung thư đại tràng giai đoạn 2 là thời kỳ đánh dấu sự phát triển của ung thư từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn. Khi đó, tế bào ung thư trong cơ thể đã phát triển khá nhanh và xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt.
Thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ đã phát hiện khối u đã lan rộng xuyên qua các lớp của đại – trực tràng và phát triển trực tiếp hoặc dính trực tiếp vào cấu trúc lân cận nhưng không lây đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân được phát hiện sớm vẫn có cơ hội chữa trị thành công cao và kéo dài tuổi thọ.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?
Để hiểu rõ hơn về ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì, bạn hãy cũng tìm hiểu thông tin về ung thư đại tràng, các giai đoạn của bệnh và triệu chứng bệnh ở giai đoạn 2.
Ung thư đại tràng nằm trong nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa, là loại ung thư phổi biến và đứng thứ 4 trên thế giới về tỉ lệ tử vong cao. Ung thư đại tràng được hình thành và phát triển do sự sinh trưởng bất thường của tế bào ung thư ở trực tràng. Ung thu đại tràng trải qua 5 giai đoạn phát triển, bao gồm:
- Giai đoạn 0: Tế bào ung thư mới xuất hiện ở niêm mạc, hoặc các lớp đệm bên trong trực tràng hoặc đại tràng.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư lan đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột nhưng chưa lan ra ngoài thành của đại, trực tràng hay các hạch bạch huyết khác.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư lan quan vùng tổ chức thành đại tràng hoặc xâm lân đến các vùng lân cận, lớp cơ của trực tràng, đại tràng nhưng chưa ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết hoặc các cơ quan xa hơn.
- Giai đoạn 3: Ít nhất một hạch bạch huyết ở khu vực đại tràng đã bị tế bào ung thư xâm lấn.
- Giai đoạn 4: Bệnh ở giai đoạn rất nặng. Lúc này khối u đã di căn tới nhiều bộ phận trên cơ thể như xương, gan, phổi…
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là giại đoạn chuyển tiếp từ bệnh khởi phát sang bệnh nặng, sự phát triển không đều của các tế bào ung thư đã lan ra thành ruột kết và khoang bung nhưng chưa lan ra các khu vực xung quanh khối u và chưa gây tổn hại đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác của cơ thể như bệnh ở giai đoạn III và IV.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 được chia làm 3 giai đoạn nhỏ
- Giai đoạn 2A: Khối u xâm lấn qua lớp cơ của thành đại tràng
- Giai đoạn 2B: tế bài ung thư xâm lấn ra lớp ngoài cùng của ruột già và bị giới hạn ở khu vực này.
- Giai đoạn 2C: Khối u phát triển vượt ra khỏi thành đại tràng và hình thành xâm lấn các mô lân cận.
Các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng
Triệu chứng bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
- Cảm giác ăn uống không ngon, chán ăn
- Thay đổi thói quen đại tiện:Tần suất đi ngoài ra máu xuất hiện nhiều, chảy máu trực tràng, phân có máu đen, đi ngoài không hết
- Thường xuyên mệt mỏi
- Cân nặng sụt giảm nhanh không rõ lý do
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 có chữa được không?
Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 có tỉ lệ thành công cao nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời do khối u chưa đi xa và chưa xâm lấn đến hệ thống hạch bạch huyết xung quanh. Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi và sống được nhiều năm chiếm khoảng 70%, trong đó, khoảng 35% – 60% bệnh nhân sống thêm được 5 năm trở lên.
Ở giai đoạn này, phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với hóa xạ trị sẽ tăng hiệu quả chữa trị và hồi phục cho bệnh nhân.
Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u
- Phẫu thuật truyền thống (phẫu thuật mổ mở): phần ruột già bị ung thư sẽ được cắt bỏ hoàn toàn bằng cách mở xương chậu hay ổ bụng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn đường ruột, mất nhiều máu…
- Phẫu thuật nội soi: Khối u sẽ được cắt bỏ sau khi được thăm dò và quan sát kĩ hình ảnh trong lòng đại tràng qua một màn hình lớn. Kĩ thuật này khăc phục được các hạn chế của phương pháp mổ mở, đường mổ hẹp hơn và tỉ lệ hòi phục sau phẫu thuật cũng cao hơn.
Phương pháp xạ trị: xạ trị được chỉ định để bổ trợ cho sau phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư đại tràng bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có tác dụng làm nhỏ khối u, đặc biệt là các khối u lớn hay ở vị trí khó tiếp cận và được sử dụng nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát.
Phương pháp hóa trị: Phương pháp này thường được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật đối với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II, nhằm mục đích dung hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều trị hóa chất trước phẫu thuật có tác dụng làm giảm kích thước khối u, giúp bác sĩ dễ dàng cắt bỏ nó khi thực hiện phẫu thuật.
Điều trị hóa chất sau phẫu thuật sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị mới cũng đang được các bác sĩ chỉ định để tăng khả năng điều trị bệnh thành công.
Điều trị can thiệp: bác sĩ sẽ dung 1ống dẫn nhỏ để đưa đưa trực tiếp thuốc chống ung thư vào bên trong khối u, để giết chết tế bào ung thư từ trong khối u.
Dao nano: Bác sĩ sẽ sử dụng kim điện cực phóng ra dòng điện cao áp tại khu vực xung quanh khối u để phá vỡ cân bằng môi trường trong và ngoài của tế bào ung thư, hình thành các màng tổn thương trên tế bào, tế bào dần dần hoại tử.
Điều trị miễn dịch: nuôi cấy tế bào miễn dịch từ cơ thể người bệnh và truyền lại vào cơ thể người bệnh nhằm mục đích tăng cường khả năng chống ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.
Be the first to write a comment.