Rate this post

Thuộc top 5 bệnh ung thư phổ biến tại nước ta, ung thư đại tràng đang trở thành mối lo ngại vì bệnh tiến triển nhanh mà lại không có dấu hiệu rõ rệt để nhận biết. Hiệu quả chữa trị căn bệnh này phụ thuộc lớn vào giai đoạn phát hiện bệnh.

Vậy ung thư đại tràng giai đoạn 3 có thể chữa khỏi được không?

Các giai đoạn của ung thư đại tràng

  • Giai đoạn 0: được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc hoặc các lớp lót bên trong đại tràng hoặc trực tràng.
  • Giai đoạn 1: khối u đã phát triển xuyên qua lớp niêm mạc và lan xuống lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành ruột già nhưng không lây lan sang các mô hoặc các hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn này được chia làm 3 cấp bậc, trong đó, ở cấp 2c, khối u đã lan rộng xuyên qua các lớp của đại – trực tràng và phát triển trực tiếp hoặc dính trực tiếp vào cấu trúc lân cận nhưng không lây đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc ở nơi khác.
  • Giai đoạn 3: tương tự như giai đoạn 2, giai đoạn 3 cũng được chia làm 3 cấp. Lúc này, ung thư đã phát triển qua lớp cơ vào lớp thanh mạc của thành ruột già và di căn đến 7 hạch bạch huyết lân cận trở lên nhưng chưa di căn xa.
  • Giai đoạn 4: chia làm 2 cấp bậc và tế bào ung thư đã di căn ra hơn một phần xa của cơ thể.

Đặc điểm và triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 3

 Ung thư giai đoạn 3 được chia thành ba cấp nhỏ gồm 3A, 3B, 3C. Mỗi giai đoan nhỏ đều xuất hiện triệu chứng và tiên lượng điều trị bệnh ở mỗi giai đoạn khác nhau. Khi bệnh nhân ở giai đoạn 3A, khả năng điều trị thành công đạt đến 84%, tỉ lệ điều trị thành công giảm xuống 71% khi bệnh nhân đang ở giai đoạn 3B và ở giai đoạn 3C tỉ lệ điều trị thành công chỉ còn 58%.

Giai đoạn 3A: bệnh nhân ở giai đoạn này, các tế bào ung thư có thể lây lan qua lớp trong cùng của thành ruột vào lớp mô dưới niêm mạc và tế bài ung thư có thể đã xâm nhập đến lớp cơ của thành đại tràng. Ung thư đại tràng giai đoạn 3A đã xuất hiện tế bào ung thử ở 6 hạch bạch huyết gần đó hoặc hình thành ở trong các mô gần các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp cơ của thành ruột đến lớp ngoài cùng của thành đại tràng nhưng chưa lây lan đến các cơ quan lân cận. Ở giai đoạn 3B, tế bào ung thư đã lây lan nhiều hơn 7 hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn 3C: Ung thư đã xâm lấn qua lớp ngoài cùng của thành đại tràng nhưng chưa xâm nhập đến tổ chức khác của cơ thể. Tế bào ung thư đã  khuếch tán đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết lân cận hoặc các tế bào ung thư đã được hình thành trong các tổ chức khác của cơ thể.

Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3

Người bệnh mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3 mang trong người đủ các triệu chứng dễ biểu hiện ở giai đoạn sớm và các dấu hiệu này không có biểu hiện rõ ràng.

  • Người bệnh hay đau bụng nhẹ, có khi bị chướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
  • Đi ngoài có máu trong phân là triệu chứng có giá trị chẩn đoán lâm sàng, thường gặp ở người có độ tuổi từ 45 – 55 tuổi.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện: có thể đi nhiều hơn bình thường do bị kích thích đường ruột
  • Rối loạn tiêu hóa: có lúc đi phân lỏng, có ngày bị táo bón
  • Đau hậu môn và không kiểm soát được sự co thắt
  • Cơ thể thiếu máu, sút cân, xanh xao, đôi khi xuất hiện sốt

Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3

Tùy theo từng giai đoạn ung thư đai tràng, bác sĩ sẽ có chỉ định và phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân. Dưới đây là các biện pháp điều trị phổ biến:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Gây ra nhiều nguy cơ và có khả năng mất hậu môn. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ phải làm hậu môn nhân tạo và đeo “túi phân” gây mất tự tin bệnh nhân. Ngoài ra, phương pháp này cũng tăng nguy cơ tái phát cao.

Hóa xạ trị

Gây tác dụng phụ toàn thân, làm suy giảm hệ miễn dịch của bệnh nhân.

Điều trị can thiệp

Bác sĩ sẽ tạo ra vết thương rộng 1 – 2 mm, thông qua động mạch cấp máu khối u luồn ống dẫn nhỏ để đưa đưa trực tiếp thuốc chống ung thư vào bên trong khối u, để giết chết tế bào ung thư từ trong khối u.

Điều trị miễn dịch

Là phương pháp tách các tế bào miễn dịch từ cơ thể người bệnh, thông qua việc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa lại vào trong người bệnh nhân. Mục đích của phương pháp này là tăng cường khả năng chống ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong

cơ thể. Đây là phương pháp được đánh giá có hiệu quả và an toàn để hỗ trợ điều trị ung thư nhất hiện nay.

Dao nano

Bác sĩ sẽ sử dụng kim điện cực phóng ra dòng điện cao áp tại khu vực xung quanh khối u để phá vỡ cân bằng môi trường trong và ngoài của tế bào ung thư, hình thành các màng tổn thương trên tế bào, tế bào dần dần hoại tử.

Thông thường, bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3 được xếp vào trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn muộn. Các phương pháp dưới đây thường được bác sĩ lựa chọn cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u và các hạch bạch huyết liên quan nếu có thể.
  • Thực hiện liệu pháp hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư trong trường hợp chúng chưa bị loại bỏ khỏi cơ thể.
  • Điều trị xạ trị sau phẫu thuật nếu khối u đã lớn và xâm lấn đến các mô xung quanh đại tràng.
  • Đối với bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật do điều kiện sức khỏe, các bác sĩ có

thể chỉ định điều trị bằng hóa trị, xạ trị đơn lẻ hoặc hóa -xạ trị kết hợp tùy dựa trên tình trạng cụ thể của từng người bệnh.

Tuy nhiên, việc chọn lựa phương pháp nào còn tùy thuộc nhiều vào thể trạng người bệnh và giai đoạn của bệnh.

Sau điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3, ăn gì tốt?


Sau khi điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 bằng một trong các phương pháp phẫu thuật hay hóa xạ trị, sức khỏe của người bệnh đều giảm sút. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau điều trị ung thư rất quan trọng, nó giúp cơ thể người bệnh phục hồi nhanh và tăng cường sức đề kháng.


Những người mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3 thường có cảm giác chán ăn nên không có đủ dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, mệt mỏi nên lựa chọn thức ăn cần được chọn lựa kĩ và có chế độ ăn hợp lý.
Thực phẩm tốt cho  người bệnh
Thực phẩm có chứa axit amin, chứa nhiều đạm như thịt nạc, trái cây tươi, các loại hạt, đậu đỗ, trứng, dầu cá … có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bài ung thư và tăng cường sức đề kháng.
Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, ăn các loại thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng. Lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng, chế biến đơn giản như cháo, súp. 

Thực phẩm không nên dùng
Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích
Không ăn các món ăn chiên, nướng, quay
Tránh các món ăn sinh hơi như bắp cải, đậu, dưa hấu, mít hay các loại thức uống có gas…