Cận thị tối đa là bao nhiêu độ? Đây là vấn đề rất nhiều phụ huynh quan tâm khi có con nhỏ mắc phải tật khúc xạ về mắt rất phổ biến này. Vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết sau.
Cận thị là gì?
Cận thì là một tật ở mắt được gây ra bởi một lỗi khúc xạ, đa phần các đối tượng đều mắc cận thị khi trong quá trình học tập, làm việc. Những người cận thị sẽ có nhãn cầu ngắn hơn. Họ có thể nhìn thấy vật ở gần rất rõ ràng nhưng các vật ở khoảng cách xa hơn thì bị mờ.
Hiện tượng này có thể trở nên nặng hơn nếu bạn không có cách khắc phục hiệu quả.
Cận thị tối đa là bao nhiêu độ?
Cận thị tối đa là bao nhiêu độ?
Muốn biết mình đang cận thị ở mức độ nào thì bạn cần phải biết cách xác định độ cận thị, phân biệt cận nặng hay cận nhẹ. Cũng như những tật khúc xạ khác, cận thị được đo bằng đơn vị là Diop (D).
Khi đi kiểm tra mắt bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn vào một toa kính và sẽ biết được cận bao nhiêu độ. Cụ thể là
-0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ
-3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị
-6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng
-10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan
Cận nặng nhất là bao nhiêu độ thì không có giới hạn. Vì từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào có thể xác định được giới hạn của độ cận thị, không thể đưa ra con số nào là độ cận cao nhất. Một số người cận nặng có thể lên đến 25 độ do mắc bệnh về mắt, thoái hóa võng mạc,
Vì sao ngày càng nhiều người bị cận thị?
Thói quen sinh hoạt học tập là nguyên nhân dẫn đến cận thị
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị:
- Cận thị do di truyền: Trẻ em có 1 trong 2 phụ huynh bị cận thị thì trẻ cũng có nguy cơ cận thị cao hơn. Nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ này cao hơn.
- Do một số bệnh lý về tiểu đường gây nên cận thị tạm thời khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.
- Bị đục thủy tinh thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị
- Cận thị do thói quen sinh hoạt hàng ngày đặc biệt với trẻ thường xuyên xem tivi, dùng các thiết bị điện tử quá nhiều.
- Học tập và làm việc trong không gian chật hẹp và thiếu ánh sáng cũng khiến cho cận thị nặng hơn.
Nguyên nhân gây nên cận thị có thể là khách quan hoặc chủ quan nhưng cận thị nặng hơn là do chủ quan đặc biệt là thói quen trong sinh hoạt không đúng, diễn ra trong một thời gian này. Bạn hoàn toàn có thể chủ động thay đổi, để cận thị không nặng hơn và không phải băn khoăn rằng cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ, ăn gì khi bị cận.
Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?
Tất cả các trường hợp bị cận thị trên 2 diop thì phải đeo kính đúng số độ, tránh việc phải điều tiết nhìn rõ hơn sẽ có nguy cơ tăng số kính.
Nếu bị tật khúc xạ hai mắt lệch nhau thì trường hợp dưới 2 Diop không cần phải đeo kính quá nhiều, quá thường xuyên. Còn hai mắt bị tật khúc xạ không đều có thể dẫn đến nhược thị, lác thì phải đeo kính thường xuyên.
Hiện nay, nếu bị cận nặng đến 18 độ thì có thể phẫu thuật để đảm bảo tầm nhìn của mắt. Có thể kể đến phẫu thuật ICL (Implantable Collamer Lens – thấu kính nội nhãn) được làm từ collamer có độ tương thích sinh học cao, mềm dẻo, trong suốt, đảm bảo ánh sáng đi qua dễ dàng, không gây phản xạ ánh sáng. ICL sẽ được đặt vào mắt có thủy tinh thể còn trong suốt. Phẫu thuật cận thị ILC thực hiện với đường mổ nhỏ khoảng 2,8-3 mm. Kính được đặt ngay sau tròng đen và trước thủy tinh thể. Vì thế người khác không thể biết được bạn đã từng phẫu thuật mắt.
Phòng ngừa cận thị bằng cách nào?
Để phòng ngừa và hạn chế tăng độ cận thị thì các chuyên gia nhãn khoa khuyên bạn như sau:
- Nên sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi thích hợp. Chỉ nên học tập, xem tivi, Ipad, đọc sách 1h. Sau đó nên nghỉ giải lao 10 -15 phút, nhìn xa 6m hoặc ra ngoài chơi để mắt được thư giãn.
- Ngồi học, ngồi làm việc đúng tư thế, nơi đầy đủ ánh sáng. Khi ngồi cột sống phải vuông góc với ghế, hai tay để lên bàn và mắt cách máy tính 35- 40 cm.
- Cần đeo kính đúng độ cận: Đây là điều rất quan trọng trong việc kiểm soát độ cận của mắt.
- Đảm bảo chế độ ăn uống phải đa dạng, đầy đủ vitamin, dưỡng chất cần thiết cho mắt. Thực phẩm tươi để chế biến, ăn ngay sau khi nấu để các vitamin trong thực phẩm được bảo toàn.
Be the first to write a comment.