Điều trị viêm gan B sai cách có thể gây ra hậu quả khôn lường, điển hình là nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, “viêm gan B uống thuốc gì tốt” khiến nhiều người bệnh “đau đầu” mỗi khi tìm giải pháp. Bài viết dưới đây gồm các thông tin tổng quan về bệnh viêm gan B và ICondom sẽ chia sẻ đến bạn đọc về các nhóm thuốc điều trị viêm gan B hiệu quả. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!
Như thế nào là mắc bệnh viêm gan B?
Viêm gan B khởi phát do quá trình lây nhiễm của virus HBV, có thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng (tùy thể trạng của người bệnh). Chúng được biết đến là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của gan, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Không những thế, viêm gan B còn là nguy cơ khiến các bệnh lý nghiêm trọng về gan như xơ gan, ung thư gan,… khởi phát.
Tính đến nay, số lượng người bệnh viêm gan B đã đạt mốc 2 tỷ người, trong đó có 400 triệu người đang trong giai đoạn mãn tính và 1,5 triệu ca bệnh mới mỗi năm –Theo báo cáo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Do đó, không khó để thấy được rằng, viêm gan B dần trở thành mối nguy hiểm về sức khỏe đối với toàn nhân loại.
Cơ chế lây nhiễm phức tạp
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm được đánh giá rất cao từ các chuyên gia. Tuy không tồn tại được lâu bên ngoài môi trường tự nhiên nhưng chúng ta cũng không nên xem thường khả năng lây nhiễm và xâm nhập vào cơ thể con người của virus viêm gan B. Đặc biệt là đối với những người chưa thực hiện tiêm phòng ngừa virus viêm gan B. Tương tư như bệnh HIV, viêm gan B có 3 đường lây nhiễm chính. Cụ thể như sau:
- Lây theo đường từ mẹ sang con: Tỷ lệ lây truyền viêm gan B sẽ càng cao nếu thời điểm phát hiện bệnh của người mẹ càng trễ. Do đó, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con có thể đạt mức rất cao nếu như không có biện pháp can thiệp sớm.
- Lây qua đường quan hệ tình dục: Lây nhiễm virus viêm gan B thông qua hoạt động tình dục hoặc quan hệ tình dục là điều hoàn toàn có thể.
- Lây qua đường máu: Việc tiêm ngừa, hiến máu, truyền máu hoặc xăm với dụng cụ không được khử trùng chuẩn y khoa thì đều trở thành yếu tố nguy cơ cao khiến chúng ta bị lây nhiễm viêm gan B. Và kể cả một số hoạt động khác như dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng,… hoặc bất kỳ các hoạt động xây xát khác có thể tiếp xúc đường máu với người bệnh.
WHO đã công bố số liệu khảo sát cho thấy, Việt Nam thuộc “top” trên thế giới về số lượng người nhiễm virus HBV. Tính đến nay, tỷ lệ mắc đã lên đến 17% – 20%. Nhiều người chủ quan và nghĩ rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh này. Vì thế, họ không có ý thức cao trong việc tầm soát và phòng ngừa bản thân khỏi việc lây lan bệnh viêm gan B.
Triệu chứng thường gặp
Chính vì những triệu chứng không biểu hiện rõ rệt đã khiến chúng ta càng khó nhận biết sự khởi phát của virus viêm gan B. Đến khi phát hiện ra triệu chứng nặng thì bệnh đã chuyển sang đến giai đoạn biến chứng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn đọc cần nắm rõ các triệu chứng nhận biết như sau:
- Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn.
- Cơ thể nôn nao, buồn nôn.
- Bị rối loạn tiêu hóa.
- Nước tiểu vàng sẫm.
- Xuất hiện các cơn đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội, đau nhức xương khớp.
- Phân sẫm màu hoặc màu xanh xám.
- Bị vàng da và vàng mắt.
- Thường xuyên xuất hiện cơn đau ở hạ sườn bên phải (khu vực gan).
- Sưng bụng, phình bụng.
Chẩn đoán viêm gan B bằng cách nào?
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán
Với một số triệu chứng đặc trưng như vàng da, vàng mắt hoặc thường xuyên đau hạ sườn bên phải đã đủ để bác sĩ quyết định tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tổn thương gan trong cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viêm gan B còn có những phương pháp xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán bệnh chính xác nhất và xác định loại thuốc điều trị phù hợp, bao gồm:
- Xét nghiệm HBsAg: Nếu trong huyết thanh của người bệnh có chứa kháng nguyên HBsAg thì kết quả xét nghiệm sẽ là dương tính. Đồng nghĩa với việc người bệnh đã hoặc đang mắc bệnh viêm gan B.
- Xét nghiệm Anti-HBs: Phương pháp này giúp kiểm tra sự hoạt động của hệ miễn dịch đối với virus viêm gan B, tức là xác định xem cơ thể người bệnh đã có kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus HBV hay chưa. Nồng độ kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian nên nếu kết quả xét nghiệm Anti-HBs dương tính thì cơ thể người bệnh có đủ điều kiện để tạo kháng thể chống lại virus viêm gan B.
Người bình thường có cần làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B?
Như đã chia sẻ ở trên, viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Việc phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn các tổn thương cho gan, tránh được nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan. Người bình thường hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B theo nhu cầu và điều kiện tài chính. Và đặc biệt là các đối tượng như sau cần đến thăm khám và thực hiện xét nghiệm với bác sĩ để tầm soát sự lây nhiễm viêm gan B, bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ sau sinh.
- Người đang sống chung với người mắc bệnh viêm gan.
- Người đã quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B, trong vòng 3 – 6 tháng gần đây.
- Người bệnh sau khi xét nghiệm men gan nhận được kết quả bất thường.
- Sử dụng các loại thuốc tiêm phòng ngừa bất hợp pháp.
Điều trị bệnh viêm gan B uống thuốc gì tốt?
Điều trị viêm gan B sớm giúp người bệnh tránh khỏi việc đối mặt với các nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng về gan như xơ gan và ung thư gan. Do đó, nếu bạn đọc nghĩ rằng trong thời gian qua mình đã từng tiếp xúc với nhân tố có virus viêm gan B, hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt để giảm thiểu tác hại của virus lên gan và tăng tỷ lệ điều trị dứt điểm bệnh viêm gan B.
Sau đây là chia sẻ từ ICondom về phương pháp điều trị viêm gan B với thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cùng một số lưu ý cần tuân thủ trong quá trình điều trị. Cụ thể như sau:
Viêm gan B uống thuốc gì tốt?
Trong trường hợp phòng ngừa bệnh viêm gan B, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vắc xin và tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan B – Globulin (đối với người chưa từng nhiễm viêm gan B). Đây được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất và được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn là sức khỏe của cả cộng đồng.
Đối với người đã và đang mắc bệnh viêm gan B, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ rượu bia khiến gan phải hoạt động quá sức trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu tình hình virus đã hoạt động hơn 6 tháng, bao gồm một số nhóm thuốc như sau:
- Entecavir (Baraclude) là thuốc kháng virus dạng lỏng hoặc dạng viên, thường được dùng trong điều trị bệnh viêm gan B.
- Tenofovir (Viread) là thuốc điều trị chứng nhiễm virus viêm gan B. Nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, người bệnh cần sự hướng dẫn và theo dõi sát sao từ bác sĩ để tránh trường hợp thận bị tổn thương do tác dụng phụ của thuốc.
- Lamivudine có ít tác dụng phụ, thường được sử dụng để điều trị viêm gan B mãn tính. Tuy nhiên, virus có thể ngừng đáp ứng với thuốc nếu người bệnh sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài. Khi này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc thay thế với Adefovir dipivoxil (Hepsera). Nhưng tương tự như tenofovir, chúng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận.
- Interferon alfa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vấn đề cần lưu ý khi điều trị viêm gan B bằng thuốc
Nhiều trường hợp người bệnh có thể điều trị viêm gan B bằng phương pháp không dùng thuốc, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cùng lối sống lành mạnh. Do đó, để có chẩn đoán chính xác về thể trạng và tình trạng bệnh của bản thân, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để xác định cách điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề sau mà người bệnh cần lưu ý trước khi điều trị viêm gan B với thuốc điều trị:
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì trường hợp bệnh nặng có thể phải ghép gan.
- Sử dụng thuốc điều trị viêm gan B có thể sẽ không hiệu quả với một số người. Hoặc để lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Việc sử dụng thuốc dài hạn là điều khó thể tránh khỏi. Do đó, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm và tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm soát tiến triển của bệnh xem chức năng gan đã phục hồi chưa hoặc các bộ phận khác có gặp vấn đề gì trong quá trình dùng thuốc không,…
- Trường hợp người bệnh đã từng thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng hoặc từng sử dụng/ tiêm nhiều loại thuốc bất hợp pháp vào cơ thể, khả năng cao sẽ không được sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B.
Viêm gan B có tỷ lệ người nhiễm ngày càng tăng cao đồng nghĩa với việc nhiều người bệnh chưa ý thức được biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Do đó, việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm gan B sớm và vô cùng cần thiết. Hy vọng thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan B và không còn lo lắng khi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề “viêm gan b uống thuốc gì tốt”. ICondom chúc bạn đọc sớm cải thiện được tình trạng bệnh nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.